“Ô tô và nhà cửa mà hiện nay các bạn ở mặc dù là mang tên của các
bạn, nhưng để có được những thứ đó, các bạn phải vay tiền ngân
hàng, hơn nữa còn phải trả chi phí, do đó, không thể gọi đó là tài sản
đầu tư, những thứ tài sản này càng giống với tài sản xa xỉ hơn (tài
sản mang tính chi phí). Vì hạnh phúc của cả gia đình, khi mua nhà
bắt buộc chúng ta phải lựa chọn một căn nhà phù hợp với thực lực
kinh tế của mình, tốt nhất là tiền gốc và tiền lãi ngân hàng phải
trả mỗi tháng khống chế trong phạm vi 30% thu nhập tháng. Ngoài
ra chúng ta cũng phải nói thêm một chút về vấn đề học hành của
con cái mà trước đó chúng ta đã từng tranh luận, nó chỉ xếp sau một
chút tài sản dưỡng già, nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta
không cần tích lũy phần tài sản đầu tư này. Các bạn phải nhớ một
điểm này, tài sản bảo đảm và tài sản dưỡng già mà chúng ta nhắc
đến trước đó là hai loại tài sản quan trọng mà chúng ta bắt buộc
phải chuẩn bị, cho dù chúng ta đang phải trả nợ cũng không được coi
nhẹ khoản tiền này, tài sản đầu tư lại là thứ tài sản chúng ta phải
chuẩn bị sau khi chúng ta trả hết mọi khoản nợ nần.”
Chẳng mấy chốc buổi hội thảo đã sắp kết thúc, mọi người
dường như ngày càng đắm chìm hơn trong bài diễn thuyết của Giáo
sư Masu, Choe Socheon cảm thấy đây cũng là một cơ hội tốt để
chỉnh lý lại những nội dung mà lần trước anh đã nói chuyện với Giáo
sư, do đó anh cảm thấy rất hài lòng với những gì thu được.
“Cho dù các bạn không thể trở thành triệu phú, thì chỉ cần chuẩn
bị ba tài sản lớn này, cả đời bạn cũng sẽ không bao giờ gặp phải khó
khăn về kinh tế. Tôi dám khẳng định điều này là có lý do của nó,
nếu chẳng may bạn mắc bệnh hiểm nghèo hoặc từ giã cõi đời này,
tài sản bảo đảm có thể bảo vệ cả gia đình bạn; nếu sau khi nghỉ hưu
bạn mất đi thu nhập cố định thì tài sản dưỡng già và tài sản đầu tư
có thể bảo vệ cho chính bản thân bạn.”