Giáo sư Masu gật đầu, tiếp tục nói về vấn đề “mục tiêu đầu
tư”:
“Muốn xác định rõ ba tài sản lớn để tiến hành đầu tư và tích
lũy, thì chúng ta phải ‘quản lý tài chính có mục tiêu’, đây chính là nội
dung trọng tâm mà tôi muốn nói. Không có mục tiêu rõ ràng,
phương pháp và lý thuyết dù tốt đến mấy cũng như nước chảy bèo
trôi. Đầu tư của chúng ta cũng vậy, điều quan trọng nhất là trước
hết phải làm rõ vấn đề tại sao lại đầu tư. Những người có mục tiêu
rõ ràng nếu có thể xây dựng một kế hoạch đầu tư có lợi cho việc đạt
được mục tiêu, và tập trung toàn bộ sức lực vào việc thực hiện kế
hoạch đầu tư đó, chắc chắn sẽ bất ngờ phát hiện ra rằng đầu tư
đã thu được hiệu quả ngoài mong đợi.”
Choe Socheon nuốt lấy từng câu từng chữ của Giáo sư, và Giáo sư
cũng hưng phấn hơn bởi sự nhiệt tình của anh, ông mỉm cười tiếp
tục giải thích:
“Tôi đã gặp rất nhiều người bị mất phương hướng trong cơn lũ
thông tin tài chính kinh tế, ước mơ rất nhiều, lúc thế này, lúc thế
khác, bận rộn đến mức quên cả niềm vui, nhưng cuộc đời con người
làm sao chỉ có thể sống dựa vào ước mơ?”
Giáo sư Masu khuyến cáo Choe Socheon không nên lẫn lộn số
lượng đầu tư với thành quả đầu tư.
“Cuộc sống không có mục tiêu sẽ bị người khác dắt mũi, cuộc
sống như vậy rất tẻ nhạt, cũng với chân lý như vậy, nếu quản lý tài
chính không có mục tiêu, cũng sẽ giống như lâu đài cát, dễ dàng bị
sóng biển làm sụp.”
“Cuộc sống không có mục tiêu… quản lý tài chính không mục
tiêu…”