THÂN HÒA CÙNG TÂM
- Osho -
Thân chẳng là gì khác ngoài tâm được thị hiện ra bên ngoài, và tâm
chẳng là gì khác ngoài thân được cất giữ trong cội rễ sâu xa của bản thể. Cả hai
đều là thái cực của một nguồn năng lượng. Nguồn năng lượng ấy rung động, dao
động và tác động đến cả hai. Vì thế tâm lý học không thể thiên về vô thức như
chủ trương của Pavlov hay Skinnerian, thiên về hành vi hay theo hướng của
Freud hay Jung; mà là một sự pha trộn. Một nửa các tâm lý liệu pháp của
phương Tây hướng đến thân thể, một nửa hướng về tâm trí.
Mọi sự lưỡng phân đối lập trong con người, mọi sự chia tách, phân ly
đều nguy hiểm vì con người tồn tại như một đơn thể hữu cơ duy nhất; mọi thứ
đều liên kết, không có điều gì tách biệt. Cho nên ta phải đối trị với toàn thể hệ
thống, và chăm sóc toàn thể bệnh nhân. Mọi sự điều trị cục bộ, mọi liều thuốc
cục bộ, mọi tâm lý liệu pháp cục bộ đều chẳng giúp ích gì được. Ý niệm này thật
nguy hiểm. Nhưng đây là cách vận hành của đầu óc khoa học phương Tây ba
trăm năm nay.
Yếu tố thiết yếu nhất bị thiếu vắng ở đây là thiền. Nguồn lực sâu thẳm
nhất, phần hư vô nội tại trong con người, chưa được thâm nhập. Ta không thể
thâm nhập vào đó bằng những phương pháp khoa học – đó là vấn đề rắc rối. Nếu
ta xác quyết rằng những phương pháp đích thực phải là những phương pháp
khoa học thì sẽ chẳng có cơ may nào để thâm nhập vào phần hư vô bên trong
này. Chính phương pháp luận của ta đã ngăn chặn điều này.
Phương pháp luận khoa học chỉ đạt hiệu quả với đối tượng cụ thể. Xét
theo chính bản chất của mình, nó không thể thâm nhập được phần cốt lõi tận
cùng trong ta; nó chỉ có thể chạm vào bề mặt. Cho nên, nếu ta nghĩ rằng phương
pháp luận này là bất biến, nếu ta nghĩ rằng đây là phương pháp luận khoa học
duy nhất thì tâm lý trị liệu theo phương Tây đã bị phán quyết.
Và hãy nhớ tôi không nói rằng phương pháp hướng đối tượng là sai. Nó
là phương pháp hết sức tốt đẹp trong phạm vi của nó. Nhưng phạm vi của nó
không đủ rộng, và nó không thể đạt đến phần cốt lõi tận cùng bên trong. Nếu