THƯƠNG NHỚ VÂN ĐỒN
---
❊ ❖ ❊---
D
ẫn chúng tôi ra biển Vân Đồn mùa hè này là một dũng sĩ quân báo của
chiến trường Quảng Trị: Liệt sĩ Trình Văn Vũ.
Quê Vũ ở xã Minh Châu trên đảo Quan Lạn, địa danh có mỏ cát trắng
Vân Hải nổi tiếng trên bản đồ khoáng sản, từng được khai thác làm thuỷ
tinh pha lê từ thời thuộc Pháp. Trần Văn Vũ tham gia quân đội từ năm
1966, khi anh 18 tuổi. Sau trận bão lửa năm 1968 ở Quảng Trị, Vũ được
phép. Thương cha mẹ già, đàn con nhỏ và choáng ngợp trước vẻ hiền thục
của cô giáo vỡ lòng trường làng Nguyễn Thu Hà, Vũ cưới vợ, làm chồng
một đêm rồi lại khoác ba lô, đi miết vào chiến trường khói lửa. Năm tập
nhật ký (rất tiếc là đã thất lạc mất ba tập 1, 2, 3) và một bản thảo tiểu thuyết
viết trên thứ giấy ố vàng của thời đó, với thứ mực Cửu Long đã nhoè mờ
của Trình Văn Vũ để lại, dường như bị lãng quên suốt ba mươi nhăm năm,
giống như phong thư lá chuối của Ức Trai tiên sinh “đầy buồng lạ màu thâu
đêm”, giờ bỗng được cơn gió “đổi mới” mở ra, làm hết thảy người đọc ngỡ
ngàng, cảm phục, thậm chí bàng hoàng sửng sốt bởi những dòng độc thoại
chân thực đầy ám ảnh về một thời đạn bom ác liệt, những khát vọng cháy
bỏng của cả một thế hệ về cuộc chiến tranh giành độc lập, bởi tính lý
tưởng, tình yêu thương da diết với cha mẹ, người thương và quê hương
biển đảo Vân Đồn.
Đọc tập bản thảo “Nhật ký chiến trường” của Trình Văn Vũ do Hội Văn
nghệ Quảng Ninh tập hợp chuẩn bị xuất bản, tôi vỗ đùi tâm đắc, hệt như
nhân vật Hoàng trong “Đôi mắt” của Nam Cao, nói với ông "Mảnh đất lắm
ngưởi nhiều ma” Nguyễn Khắc Trường:
- Tay Tình Vũ này - Trình Văn Vũ tự gọi mình trong nhật ký là Tình Vũ)
sinh năm 1948, cùng tuổi với tôi, lại đi bộ đội rồi vào chiến trường cùng
thời các ông, nếu năm 1971 không nằm lại ở Đường Chín thì chắc chắn
năm 1979 sẽ về học khoá I trường Viết văn Nguyễn Du, cùng thế hệ “nhà