đặc công 852 Bộ tư lệnh đặc công của Kha. Tiếc rằng, ngay sau đợt chụp
ảnh viết bài ấy, nhóm phóng viên đã bị lọt vào ổ phục kích của địch và hy
sinh. Đơn vị Kha cho đến năm 1971 cũng lần lượt hy sinh hết, chỉ còn lại
mình Kha và Nguyễn Bá Thịnh sống sót trở về.
- Anh còn nhớ tên những người cùng chụp ảnh với mình không? - Tôi
hỏi Kha.
- Quên làm sao được. Bốn thằng chúng tôi đều cùng tuổi. Nguyễn Năng
Thấm ngồi đầu, rồi đến tôi, tiếp đến là Nguyễn Thượng Trung và Nguyễn
Độ. Trong bốn thằng, chỉ riêng mình tôi có vợ, còn vẫn trai tân...
Anh Kha chợt gợi cho tôi nhớ đến chị Nghi vợ anh. Ngày chúng tôi trọ
học, chị Nghi còn quá trẻ và xinh đẹp. Cưới xong mấy tháng, anh Kha đi bộ
đội. Suốt gần mười năm, chị Nghi lặng lẽ chờ chồng, chăm sóc bà nội và bố
mẹ chồng. Trong những mẫu người phụ nữ truyền thống, tôi thấy ít người
phụ nữ nào như chị Nghi, vợ anh Kha.
- Anh là một phần mười tám của sự may mắn - tôi nói - Ba mươi sáu
người đi mà chỉ có hai người trở về.
- Tôi trở về, nhưng đâu có được trọn vẹn - Kha nói và cho tôi xem những
vết thương ở tay, ở bụng - Tôi xuất ngũ năm 1973, sau khi về tỉnh đội, rồi
huyện đội công tác ít ngày với thương tật 59 phần trăm. Chỉ còn hai phần
trăm nữa, tức là tỷ lệ thương tật 61 phần trăm, thì vợ và con tôi cũng thêm
được một khoản trợ cấp.
- Thiếu có hai phần trăm? Khó gì? Sao anh không đi khám lại? Đến khó
như cái bằng tiến sĩ mà khối người còn mua được nữa là...
Kha nhìn tôi, lắc đầu.
Tự dưng tôi cảm thấy xấu hổ vì câu nói vừa rồi của mình. Nhìn những
vết sẹo và thân hình gầy gò của người cựu chiến binh, tôi vừa ái ngại, vừa
cảm phục. Kỳ lạ thay là sức chịu đựng, đức tính vị tha, chân chất mộc mạc
của người đảng viên, người chi hội trưởng cựu chiến binh thôn Liên Bạt
này. Anh chẳng những vẫn giữ được phẩm chất anh bộ đội cụ Hồ mà còn
phát huy phẩm chất đó trong suốt những năm rời quân ngũ. Dù biết đi