vào đầu tư theo lời họ dự báo và đánh cược vào thị trường nếu muốn, nhưng
hầu như tôi chưa gặp ai có đủ khả năng hay sức thuyết phục cả.
“Đồng euro đang đứng ở mức 1 euro bằng 1,25 đô la, mức dao động ổn định
của nó sẽ rơi vào khoảng từ 1,22 đô la đến 1,28 đô la. Có nguy cơ đồng euro
sẽ tăng giá hơn nữa, nhưng khả năng tỷ giá tụt xuống mức 1,15 đô la cũng
không phải là không thể xảy ra.”
Đây là kiểu nói nước đôi. Có cách dự báo dễ dàng nhất theo kiểu: nếu giá
không tăng, nó sẽ giảm, hoặc có thể sẽ duy trì ở mức đó. Đúng là kiểu dự
báo chẳng để làm gì. “Tỷ giá hối đoái của đồng bảng Anh sẽ tăng lên tới
2,10 đô la trước khi suy yếu đi và trở về mức 1,5 đô la vào năm tới.”
Tôi gọi đó là kiểu dự đoán zig-zag. Không dừng lại ở việc dự đoán một lần
thay đổi tiếp theo của giá cả, người ta nghĩ rằng mình có thể thấy trước cả
hai lần thay đổi liên tiếp. Sau đó, cứ như thể họ nắm rõ đường đi nước bước
của giá như lòng bàn tay mình. Thật là một dạng dự báo không đáng tin chút
nào.
“Đồng đô la có lên giá hay không sẽ phụ thuộc vào liệu FED có đưa ra tín
hiệu chấm dứt việc tăng lãi suất hay không.”
Dự đoán này rõ ràng là sai. Tỷ lệ lãi suất của Mỹ tăng sẽ tốt cho đồng đô la.
Đáng buồn là những sai lầm đơn giản như vậy cũng không phải hiếm.
“Thị trường quá nóng vì thế cần phải có biện pháp điều chỉnh.”
Thật là ấu trĩ. Gặp những lời bình luận như vậy tôi luôn tự hỏi không hiểu ai
sẽ là người mông thị trường hạ nhiệt? Họ đã bán ra đúng thời điểm rồi ư?
“Tôi vẫn hy vọng trong tháng 1, đồng đô la Australia sẽ lên giá Dù chỉ trong
năm tháng cuối năm trưỚC, nó đã tăng giá liên tục tới bốn tháng liền.”
Chẳng liên quan gì cả, không biết cái tên này từ đâu ra nữa. “Thị trường đã
đi quá xa.”