Ví dụ, nếu trong cuộc sống vợ chồng, một người một lần mắc lỗi làm tổn
hại đến tài chính của gia đình, thì lỗi này tương đối dễ bỏ qua và không gây
ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ của họ. Nhưng nếu một người liên tục làm
tiêu tan tiền của, khiến cả hai vợ chồng rơi vào hoàn cảnh nợ nần chồng
chất thì chỉ khi hai người cùng cam kết– giữ gìn mối quan hệ và thay đổi
hành động – mối quan hệ của họ sẽ mới được duy trì.
4. Tôi có trầm trọng hóa vấn đề không?
Dean Smith, cựu huấn luyện viên trưởng đội bóng rổ của trường Bắc
Carolina nhận xét: “Nếu trận đấu nào bạn cũng phải căng ra thi đấu như
một trận sống còn… bạn sẽ có một mùa giải thất bại hoàn toàn”. Nói cách
khác, bạn cần biết có thái độ phù hợp trước mỗi trận đấu.
Nếu con bạn đang hoặc từng ở tuổi thiếu niên, chắc hẳn bạn sẽ hiểu điều
này. Nếu bạn làm mọi vấn đề trở nên căng thẳng, bạn sẽ hà khắc với con
bạn đến mức thờ ơ với chúng.
Làm sao để biết bạn đang làm nghiêm trọng hóa vấn đề? Hãy trả lời các
câu hỏi sau:
Bạn thường xuyên căng thẳng và nổi nóng như thế nào?
Bạn thường xuyên lên giọng khi nói chuyện với người khác như thế
nào?
Bạn có thường xuyên đấu tranh vì quyền lợi cá nhân hoặc vì những
điều bạn cho là đúng?
Nếu những sự việc này xảy ra hàng ngày, có thể quan điểm của bạn là
không đúng. Thường xuyên ở trong tâm trạng căng thẳng không phải là
cách sống khỏe mạnh, nó không giúp phát triển hay duy trì các mối quan hệ
tốt đẹp.
5. Tôi có thể hiện tình yêu vô điều kiện trong thời điểm khó khăn?
Tim Elmore đã kể cho tôi nghe câu chuyện về Deanna, một học sinh
trung học ngoan ngoãn và luôn đạt điểm giỏi. Là học sinh dự bị đại học, cô