tôi đã phát hiện ra lý do: Cả ngày tôi đã chia sẻ những điều thú vị đó với
một đồng nghiệp hay trợ lý của tôi. Vì vậy, tôi không còn hứng thú khi chia
sẻ với Margaret nữa. Và tôi biết mình cần thay đổi. Bằng cách nào? Mỗi
khi có chuyện gì quan trọng hay vui vẻ xảy ra trong ngày, tôi thường ghi
chép lại trên một, ba hoặc năm tấm thẻ. Tôi không kể cho ai nghe về những
điều đó. Tôi giữ chúng lại đến cuối ngày. Nhờ cách đó, Margaret là người
đầu tiên nghe được những điều đó và vợ tôi có thể cảm nhận được sự nhiệt
tình của tôi.
3. Tình bằng hữu
Nhà phê bình Samuel Johnson nhận xét: “Nếu một người đàn ông không
quen với nhịp sống tiến lên phía trước thì sớm hay muộn anh ta cũng sẽ
cảm thấy mình lạc lõng. Một người đàn ông nên giữ cho tình bạn của mình
bền vững.” Điều đó đúng với cả những tình bạn mới hoặc lâu năm. Tôi
nghĩ đôi khi chúng ta thường không coi trọng những người thân bên mình
và quên việc coi trọng tình bạn đó.
Do đó, tôi thường tự nhủ hãy là người bạn thân nhất của Margaret trước
khi cố gắng trở thành một ai đó có ý nghĩa với cô ấy. Tôi luôn cố gắng quan
tâm đến mọi nỗi lo lắng của Margaret. Và khi nào giữa chúng tôi có mâu
thuẫn xảy ra hoặc nếu cô ấy đang băn khoăn về một quyết định nào đó, tôi
sẽ nói: “Anh luôn là người bạn tốt nhất của em”, tôi muốn Margaret biết tôi
luôn quan tâm đến cô ấy.
4. Ký ức
Tôi tin rằng những ký ức chung bao giờ cũng là những sợi dây gắn kết
tuyệt vời nhất của con người. Các bạn đã từng tới tham dự một buổi họp
lớp, họp trường hay gặp gỡ lại những người bạn học cũ từ hồi lên 10, 20
hay 30 tuổi chưa? Điều gì khiến các bạn có thể kết nối với nhau ngay tức
thì? Đó chính là nhờ những hồi ức, kỷ niệm!
Ngày nay, các con của chúng ta đã trưởng thành, lập gia đình, sống tự lập
và có con cái riêng. Nhưng khi chúng ở độ tuổi thiếu niên, giống như bao
bậc cha mẹ khác, chúng ta đều lo lắng các con sẽ rời xa mình và đi theo