thông minh, chăm chỉ và cầu tiến nên tôi muốn giúp đỡ nó. Vì vậy, tôi đã
cho Troy một vài lời khuyên khi chúng tôi bàn bạc về công việc mới của
cậu. Tôi đã lưu ý Troy những điều sau:
Hãy đến công ty sớm và về muộn, hãy làm công việc tốt hơn yêu cầu.
Tôi khuyên Troy đi làm sớm 30 phút, ăn trưa khoảng một nửa thời
gian và làm thêm 30 phút khi hết giờ làm.
Hãy làm những việc có thể giúp đỡ mọi người xung quanh. Tôi gợi ý
Troy gia tăng giá trị của nhóm làm việc bằng cách giúp đỡ các đồng
nghiệp.
Sẵn sàng nhận thêm việc. Tôi khuyên Troy sắp xếp một cuộc hẹn với
sếp và cho ông ấy sẽ sẵn sàng giúp đỡ để hoàn thành bất cứ công việc
gì. Tức là Troy chấp nhận làm thêm giờ hoặc làm việc vào ngày cuối
tuần.
Điều tôi muốn làm là mang đến cho Troy một bài học về việc trở thành
người hữu ích cho cộng đồng. Troy đã làm rất tốt việc mang đến các giá trị
cho những người xung quanh và cho công ty nên cậu thăng tiến rất nhanh
và có vị trí cao trong công ty khi chưa đầy 30 tuổi.
2. Khoan dung với người lấy đi giá trị cuộc sống
Trong vở kịch Julius Caesar của nhà viết kịch William Shakespeare,
nhân vật Cassius khẳng định: “Bạn nên bao dung cho những yếu kém của
bạn mình. Nhưng Brutus khoét sâu những điểm yếu của tôi.” Đó là cách
làm của những người lấy đi giá trị từ cuộc sống (người Trừ). Họ không chia
sẻ gánh nặng trên vai chúng ta mà còn làm chúng nặng nề hơn. Điều đáng
buồn là những người Trừ thường làm những việc họ không chủ ý. Nếu
không cộng thêm giá trị cho người khác thì lấy đi là điều đương nhiên.
Trong các mối quan hệ, “cho” bao giờ cũng khó hơn “nhận”. Nó cũng
giống như việc tạo dựng và phá hủy. Người thợ khéo phải mất nhiều thời