2. Những tâm hồn dũng cảm trong các công ty đã ổn định muốn
đưa sản phẩm mới ra thị trường.
3. Những nhà hoạt động xã hội trong các tổ chức phi lợi nhuận
muốn làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
Những công ty tầm cỡ, những phòng ban năng động, những trường
học danh tiếng, những nhà thờ lớn mạnh, những tổ chức thiện
nguyện hiệu quả, những doanh nhân thành đạt. Đấy chính là những
thứ tôi muốn góp phần gây dựng qua cuốn sách này. Nhưng để đạt
được điều đó, trước hết, ta cũng cần lướt qua một vài điểm trước
khi cùng bắt đầu cuộc hành trình:
• Thứ nhất, mục đích ban đầu của cuốn sách này chỉ là cập nhật
cuốn tôi đã viết về khởi nghiệp trước đây. Tuy nhiên, việc cứ thêm,
bớt, thay đổi tới lui đã khiến cho cuốn này không còn là phiên bản
“1.1” nữa mà thực sự là một bản “2.0”, một bản hoàn toàn mới. Khi
người biên tập của tôi ở nhà xuất bản Penguin nói tôi sử dụng chức
năng Track Changes của Word để thuận tiện cho việc chỉnh sửa, tôi
đã cười lớn, đơn giản là vì nó đã dài hơn tới 64% so với cuốn cũ.
• Thứ hai, để cho rõ ràng hơn, và theo ý tôi, phần lớn doanh nhân
thường có những suy nghĩ khá giống nhau, tôi quyết định sử dụng
từ “startup” để dùng chung cho tất cả các dự án kinh doanh mạo
hiểm, bao gồm cả lợi nhuận và phi lợi nhuận; từ “sản phẩm” cho các
sản phẩm, dịch vụ hay ý tưởng mới. Các bạn có thể áp dụng những
bài học trong cuốn sách này để bắt đầu gần như mọi thứ, vì vậy
đừng quá lệ thuộc vào chữ nghĩa.
• Như mọi lời khuyên, luôn có ngoại lệ, và tôi cũng có thể sai. Học
hỏi từ những giai thoại có thể mạo hiểm, nhưng chờ đợi các bằng
chứng khoa học cũng thế. Hãy nhớ, ít khi có đúng hoặc sai trong
kinh doanh – chỉ có hiệu quả hoặc không hiệu quả.
Tôi tin rằng mục tiêu của bạn là thay đổi thế giới – chứ không chỉ là
tìm hiểu nó. Kinh doanh là hành động chứ không chỉ là học hỏi. Nếu
phong cách của bạn là“Đừng nói nhiều – hãy bắt đầu làm” thì bạn