THUẬT VIẾT LÁCH TỪ A ĐẾN Z - Trang 131

.................... Tôi chưa từng phải làm việc nặng như thế bao giờ.

Tôi chết khiếp khi đến khám nha sĩ....................................................

................................Chỉ cần thấy bóng đáng nha sĩ là hồn vía tôi bay hết lên
mây.

Hãy xét kỹ dạng của các câu trên. Thoạt đầu người nói cho biết rõ ràng một
vấn đề cụ thể: kẹt xe, lao động nặng nhọc, nỗi sợ nha sĩ. Nói cách khác, anh
ta dùng câu chủ đề. Hãy lưu ý những gì tiếp theo. Người nói minh họa chủ
đề bằng chi tiết cụ thể: xe Camry, mùi khói xăng; hàng rào và lái máy kéo,
vết phỏng rộp; đầu gối nhũn ra. Sau đó anh ta nêu một nhận định kết thúc.
Khi lắng nghe những câu chuyện vãn xung quanh hoặc của chính bạn và bạn
sẽ thấy kiểu nói trên rất thông dụng.

Tất nhiên người nói hoàn toàn không hề hay biết là mình đang sử dụng một
dạng nào đó. Nếu bạn chỉ cho anh ta biết, anh ta sẽ ngạc nhiên: “Cậu có sao
không vậy? Nói tự nhiên thôi mà?”.
Đúng vậy thật.

Đó cũng là cách tự nhiên để viết nên các đoạn văn. Kiểu hay cấu trúc chỉ là
một. Nêu quan điểm. Giải thích hoặc minh họa. Kết luận. Đó là dạng điển
hình trong cả nói lẫn viết. Bạn sử dụng nó hằng ngày mà không hề biết. Hãy
áp dụng dạng đó một cách có ý thức khi viết và phát triển đoạn.

Những gì bạn viết chắc chắn sẽ có giọng điệu khác với lời nói sử dụng hằng
ngày bởi vì khi viết, bạn không tán gẫu mà cho thấy cả con người của mình.
Thế nên bạn cần lựa chọn các chi tiết một cách cẩn thận, sử dụng từ vựng
phong phú hơn so với nói chuyện bình thường. Giọng của bạn sẽ thân mật
nhưng không tùy tiện và không dùng tiếng lóng. Trong nói năng hằng ngày,
nó có thể tạo ra hiệu quả tốt nhưng có thể bị cho là tầm thường khi viết ra.
Lý tưởng nhất là văn phong của bạn cần toát lên sự am hiểu, thông minh và
gần gũi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.