quan tâm?). Cũng có thể xem đây như ý chính của bài được trình bày một
cách nhanh, gọn, kiểu “chuyện chi nói lẹ ra đi”.
Tóm tắt là viết ngắn, trực tiếp, chỉ đưa vào vừa đủ chi tiết để cho độc giả
biết một cách tổng quát về sự kiện. Nó giống như phần nêu dàn bài. Dựa vào
đó, ở các đoạn sau, bạn sẽ khai triển thông tin diễn giải, làm rõ thêm cho
thông tin chính. Và theo thứ tự tầm quan trọng giảm dần. Còn có thể xem
phần mở đầu như lời hứa; và bạn sẽ thực hiện lời hứa đó trong các đoạn sau.
Muốn làm được như vậy, cần tự hỏi: Sự kiện này là về cái gì? Chuyện chi
nổi bật ở đây? Thông tin quan trọng nhất trong đó?
Thật ra, trong đời sống, không thiếu những lúc bạn nói đúng y như vậy.
Chẳng hạn, khi kể lại chuyện gì đó đã trông thấy: “Xe tông, hai người chết”.
Cả chuyện đau thương của gia đình: “Ba chết rồi, anh ơi!”.
Như thế, đoạn mở đầu là phần quan trọng nhất; nó ấn định nội dung của
những đoạn còn lại. Bởi chúng sẽ diễn giải, làm rõ thêm ý chính, theo thứ tự
tầm quan trọng giảm dần. Tức đoạn mở đầu nói gì, các đoạn sau sẽ nói lại
hết nhưng chi tiết hơn.
Bài dài thì còn có thể thêm các thông tin phụ, thông tin nền. Thường khi cần
cắt, bạn sẽ cắt từ dưới lên; cắt tới đâu bài vẫn còn đủ nghĩa tới đó.
Đối với loại bài này, dù ngắn hay dài, cũng chỉ trình bày thông tin thu thập
được, trong đó có ý kiến của những người liên quan (không phải của người
viết). Và bạn chỉ sự việc ra chứ không kể lể.
Muốn không bị lẫn lộn, bạn cần phân biệt những gì mình nghĩ ra - không
phải thông tin - với thông tin. Và muốn có thông tin thì phải “tư duy bằng
chân”, tức phải săn tìm.