hoạch và sáng tạo ra nội dung của bài rồi chỉ để độc giả bỏ bài vì tít không
bắt mắt”.
David Ogilvy, chuyên gia quảng cáo lừng danh, từng nhận xét, khi đặt tít
xong, bạn đã tận dụng được 80 xu trên 1 đô la rồi (ý nói đã thành công đến
80%).
Trên thực tế, nếu viết và đưa bài lên mạng như nhiều các cây bút khác, bạn
phải nhờ đến tít - phần giới thiệu chính của bài, vì độc giả thường truy cập
qua Google hay trang chủ của bạn bằng cách đánh một vài chữ liên quan đến
nội dung họ quan tâm. Và cứ 10 độc giả thì có 8 đọc tít nhưng chỉ 2 người
đọc hết bài.
Theo Peter Koecheley, người đồng sáng lập trang Upworthy, những cuộc
khảo sát về tít cho thấy lượng truy cập Upworth có thể dao động và lên đến
tận 500% nếu bài được giật tít cực kỳ hấp dẫn. “Tít là cơ hội đầu tiên để
người viết tiếp cận độc giả, những con người bận bịu trăm công nghìn việc
và không có thì giờ quan tâm đến bình đẳng nam nữ, biến đổi khí hậu hay
điều lệ của một cuộc bầu cử”, ông nói.
Vậy bạn nên bắt đầu và kết thúc mỗi bài với câu hỏi: “Liệu tít như thế này
có thúc đẩy tôi đọc tiếp?”. Nếu không, thì đừng đưa nó lên mạng (hoặc gửi
cho một tờ báo). Hãy viết cho được một cái tít ngon lành. Như thế nhiều độc
giả sẽ bị thu hút, và tờ báo sẽ chú ý đến bài của bạn hơn.
Một số người viết lách cho rằng tít còn quan trọng hơn bài. Vì cuối cùng sẽ
chẳng ai biết được bài hay đến đâu nếu không ai đọc nó cả. Và bạn cũng cần
hướng tới độc giả, làm cho họ thấy qua tít rằng dường như bài được dành
riêng cho họ.
Bạn còn phải linh hoạt với bài đưa lên mạng: nó không chỉ đòi hỏi sự sáng
tạo và độc đáo, mà còn phải đạt chuẩn SEO (tối ưu hóa cho công cụ tìm
kiếm), tức bao gồm những từ khóa giúp bài dễ xuất hiện trên các công cụ
tìm kiếm.