thông tin đã tìm ra. Sắp xếp xong, hầu như bạn đã tìm được dàn bài cho bài
của mình rồi.
Đó là cách động não dành cho người có não trái phát triển. Còn người thuận
não phải thì sao?
Người có não phải phát triển thường nhạy cảm, tinh tế, suy nghĩ thâm sâu
nhưng chủ quan. Khi viết họ không quan tâm đến việc mình viết có lộn xộn
hay không. Nếu bạn thuộc nhóm này thì nên làm theo cách dưới đây.
Thứ nhất, ghi tít hoặc chủ đề ra giữa tờ giấy hay màn hình. Thứ hai, viết
những ý, thông tin tìm được - không theo thứ tự - quanh tít hoặc chủ đề. Có
thể đó chỉ một từ, nửa câu hay một câu. Khi đã viết được hết các ý rồi, bạn
có thể dùng cách trình bày ý tưởng và thông tin của nhà báo: 5W + 1H
(Chuyện gì? Ai? Lúc nào? Tại đâu? Vì sao? Như thế nào?).
Có thể dùng thêm: So what? - vậy thì sao nào, ảnh hưởng gì tới bạn đọc; và
what next? - chuyện gì xảy ra sau đó. Tức xem có thể đưa thêm được ý
tưởng, thông tin gì vào nữa hay không; xét thử có sự so sánh hoặc đối chọi
hay không. Ví dụ, so sánh lạm phát của Việt Nam với các nước xung quanh;
hay lạm phát của năm này với những năm trước.
Đừng lo mình sẽ lặp lại ý tưởng, thông tin. Cứ thế mà viết ra, sắp xếp sau.
Xong trang này thì sang trang khác, cứ làm như vậy để có thêm chi tiết. Khi
đã hết ý tưởng, thông tin, bạn nên nghỉ ngơi một chút. Lúc quay lại bàn viết
thì làm giống như người thuận não trái: đọc lướt qua những gì đã làm, xem
có trật tự gì xuất hiện hay không, rồi đánh số thứ tự những ý tưởng, thông
tin tìm được. Không cần quan tâm tới việc một ý phụ có thể triển khai thành
mười đoạn văn, trong khi ý phụ khác chỉ triển khai được hai đoạn. Đến đây,
về cơ bản, bạn đã tìm được dàn bài cho bài của mình rồi.
Trên thực tế, có người không làm được cả hai phương pháp trên. Nếu bạn
thuộc nhóm này thì có thể viết tự do. Hãy để cho chữ nghĩa tuôn trào; không
biết viết gì cũng cứ viết đại ra về một chủ đề nào đó. Nên đặt mục tiêu: 300