THUẬT VIẾT LÁCH TỪ A ĐẾN Z - Trang 40

Đừng để trong đầu

Ngay cả đối với một chuyến đi ngắn ngủi hai ngày, cũng cần lên kế hoạch tỉ
mỉ. Bạn cần biết phải bắt đầu ở đâu và kết thúc chỗ nào, để không bị lạc lối,
tốn thời gian vô ích. Viết lách không hề khác. Phải biết bắt đầu viết cái gì,
tiếp đến là cái chi và kết thúc bài như thế nào, tức viết theo dàn bài. Và bạn
nên ghi dàn bài ra, dừng bắt chước những người quá chuyên nghiệp chỉ suy
nghĩ trong đầu. Để chẻ nhỏ việc viết lách ra cho dễ làm, bạn luôn cần dàn
bài.

Trên thực tế, nhiều người sống bằng ngòi bút, khi thực hiện những bài dài,
đều luôn ghi dàn bài ra giấy hoặc trên màn hình máy tính. Nếu không họ vẫn
sẽ bị lạc lối như thường. Làm dàn bài càng kỹ càng tốt. Có thể bạn chủ quan
cho rằng mình đã có sẵn chữ nghĩa trong đầu, không cần phải làm động tác
kỹ thuật như lập dàn bài nữa. Tuy nhiên, chắc chắn những gì bạn nghĩ trong
đầu đó luôn rất mơ hồ, câu chưa tròn và ý chưa trọn.

Ví dụ, muốn chỉ đường cho một người bạn đến nhà bạn chơi. Bạn nghĩ
đường đi mình rành quá rồi, không gì khó. Nhưng người bạn muốn đi xe
buýt từ ngã ba Huế, gần Đà Nẵng để đến đường Hoàng Diệu, quận Hải
Châu, thuộc khu trung tâm Đà Nẵng, nơi bạn ở. Hẳn bạn không thể chỉ được
đường nếu không tìm hiểu trước. Muốn đi từ ngã ba Huế thì lên xe buýt
tuyến nào, có cần đổi xe hay không, tới đâu thì xuống... Bạn cần ghi ra mọi
thứ, nếu không sẽ phải bối rối khi gọi điện thoại chỉ đường cho bạn của
mình.

Đối với viết lách, cách đơn giản nhất để không gặp khó khăn là lập dàn bài
trên giấy: mở đầu thế nào, thân bài ra sao, kết luận ở đâu. Nhờ đó công việc
sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn. Khi đã xong dàn bài, bạn có thể bắt đầu viết -
từng phần, từng phần một. Khi làm như thế, chắc chắn bạn sẽ không gặp trở
ngại nào đáng kể nữa; khả năng lạc lối hầu như không xảy ra. Những người

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.