Cũng chưa ai biên soạn sách phổ thông kiểu như “Thirty Days To a More
Powerful Vocabulary” của Wilfred Funk và Norman Lewis, do Funk và
Wagnails xuất bản, giúp mở rộng vốn từ. Nói cho đúng, có một cuốn đấy
nhưng lại không thông dụng và chỉ dành để mở rộng vốn từ Hán Việt (của
Hoàng Dân, Nguyễn An Tiêm và Trịnh Ngọc Ánh).
Thật ra, vốn từ quan trọng nhất đối với một cây bút là số từ có sẵn trong đầu.
Đối với một người viết có trí thông minh trung bình, học vấn trung bình, học
thêm từ mới chưa chắc đã quan trọng bằng học cách sử dụng nhuần nhuyễn
những từ mình đã biết. Giáo sư ngôn ngữ Phan Thiều, trích dẫn nghiên cứu
của một tác giả Pháp, cho rằng vốn từ thông thường của một người không
qua một sự đào tạo chuyên môn nào đã lên đến khoảng 25.000 từ.
quá!
Bạn thử suy nghĩ trong một phút, xem có bao nhiêu từ đồng nghĩa hoặc gần
giống với từ kế hoạch mà mình có thể viết ra?
Chương trình này, lộ trình này, hướng dẫn này, nghị sự này, dàn ý này,
đường đi nước bước này. Nếu suy nghĩ cho thật tập trung, dù chỉ trong 60
giây, bạn vẫn có thể đưa ra được hàng chục từ có sẵn trong não từng học
được. Tuy nhiên, có bao nhiêu từ bạn từng học sẽ hiện ra ngay trong đầu của
bạn khi viết báo cáo về một... kế hoạch mới? Đoan chắc rằng không nhiều.
Vậy có lẽ một trong những cách làm cho vốn từ có sẵn lúc nào cũng xuất
hiện một cách dễ dàng là thường xuyên sử dụng chúng. Hãy luyện tập để
không cần phải suy nghĩ lâu đến từ cần dùng.
Buổi chiều, rời cơ quan hoặc trường học đi về, bị kẹt xe ở ngã tư, bạn thử
nhìn một vật nào đó và tìm các từ đồng nghĩa hoặc gần giống với nó. Nhìn
hai bên đường. À có nhà. Đó có thể là cao ốc, công sở, khách sạn, nhà phố,
nhà hộp, biệt thự, căn hộ, nhà ngói, nhà gạch,... Đó có thể là chỗ ở của ai đó
hay mái ấm của một gia đình. Cũng có thể là một kiến trúc hoặc nơi qua
đêm của lữ khách.