Gánh nặng của người tiêu dùng là 7/6/(7/6+7/3)=1/3
Tức là, người cung ứng chịu 2/3 gánh nặng về thuế trong khi người tiêu dùng
chỉ chịu 1/3.
Gánh nặng thuế và Cấu trúc thị trường.
Trong khi có rất nhiều ước đoán độ co giãn về giá của cầu, ta lại khó có thể ước
đoán được độ co giãn của cung. Thật may, một chút kiến thức về cấu trúc thị
trường có thể giúp bạn có được những gì bạn muốn khi phân tích thuế.
1. Sự cạnh tranh hoàn hảo, dài và ngắn.
Dưới ảnh hưởng của sự cạnh tranh hoàn hảo, có một số lượng lớn các công ty
nhỏ cùng sản xuất một loại hàng hoá và bán ở cùng một mức giá. Đầu vào và
đầu ra được điều tiết một cách tự do và như vậy, cuối cùng, lợi nhuận chỉ là 0.
Giá cả tương đương với chi phí biên và rốt cục, bằng với chi phí trung bình tối
thiểu.
Đường cung trong thời hạn ngắn (the short run supply curve) cong dần lên trên
nhưng, như được đề cập đến ở trên, có lẽ bạn sẽ không có được một giới hạn
chính xác nó cong đến mức nào, vì độ co giãn của cầu rất khó đạt được.
Thật vui mừng, trong một ngành công nghiệp có chi phí không đổi, nghĩa là đầu
vào có thể hoàn toàn được tái tạo qua một số mức sản lượng nào đó, cung ứng
trong thời gian dài (the long run supply) co giãn hoàn hảo và tương đương với
chi phí trung bình tổi thiểu.
Trong trường hợp này, có thể bạn không thể đoán được gánh nặng thuế sẽ được
phân chia trong thời gian ngắn như thế nào nhưng cuối cùng thì câu trả lời cũng
chỉ rất đơn giản. Vì cung ứng trong thời gian dài là hoàn toàn co giãn, nhà sản