Tôn Ngư đương nhiên biết ngụ ý của “hai mặt nịnh hót” và “lập
trường dao động”. Sát thủ số mười bốn Quy Đương đúng là không chỉ nịnh
hót Lương Hà, cũng ra sức tâng bốc mình, đồng thời cũng nhiều lần tìm
cách nịnh bợ Bạch Sầu Phi. Có điều, Bạch Sầu Phi ngay cả lúc đắc chí
cũng không hề thõa mãn sa đà, cũng không rãnh chú ý tới loại nhân vật như
hắn.
Tôn Ngư đương nhiên sẽ không từ chối. Hắn muốn tránh khỏi hiềm
nghi, cũng biết cách tự bảo vệ mình, cho nên hắn không thể bảo vệ Quy
Đương, đành phải để đối phương đi chịu chết.
Vì vậy, “Kim Tiễn Tiên” Quy Đương đã trở thành kẻ hi sinh.
Nhưng hiệu quả của việc “hi sinh” này dường như không được “rõ
ràng” cho lắm, bởi vì mọi người cũng không quá tin Vương Tiểu Thạch sẽ
làm như vậy, mà Bạch Sầu Phi lại từng có “tiền án”.
Chuyện càng mất hứng hơn, vào giờ phút quan trọng này, lại có người
“cứu đi” hai con tin dùng để uy hiếp Vương Tiểu Thạch, hơn nữa trước đó
không hề có một chút cảnh báo nào.
Bạch Sầu Phi lập tức ra lệnh cho Tôn Ngư đi xem thử.
Tôn Ngư cũng lập tức đi ngay, một đường chạy đến Bát gia trang.
Bát gia trang canh phòng nghiêm ngặt, bên trong có một đại nhân vật
trong triều, trong võ lâm và hai phe hắc bạch, đó là Long Bát thái gia.
Chú thích:
* Tam suy bao gồm “thân suy”, “gia suy” và “vận suy”. Tứ cách sắp
xếp tam suy, có thể thấy người Trung Quốc rất coi trọng thứ tự. Tư tưởng
truyền thống Trung Quốc luôn đề cao tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.
Trong đó quan trọng nhất là bản thân, sau đó là gia đình, cuối cùng mới đến