dùng sức phô trương chỉ có cách hơn người một bực.
Tả Công Tôn phá Cao Liêm, Cao Liêm nếu một trận mà thua thì đâu có nổi bậc tài
của Công Tôn Thắng? Mới phải dùng đến hai phen mấy ngày, lại giở nốt tài của
Cao Liêm, theo đuổi lần trước cướp trại với một thế ấy để lần sau lại bị bất ngờ,
nhân đó mà quét sạch đi, chẳng coi là thường, chẳng lấy làm trọng, càng thấy rất
phải.
Lần trước cướp trại do thừa thắng, lần sau cướp trại lại nhân bại trước sau cướp
trại hai lần, lấy đó phân biệt, thế thì thực ra tác giả tả lần cướp trại sau, để che lấp
dấu bút vết mực trước, như trên bàn đã rõ ra. Hồi này chỉ chép lớn ra chiến công
của Lâm Xung, chính vì nghĩa xóa sạch công án với thù họ Cao, chẳng phải bút
mực phải tả vậy. Thái Sử Công nói rằng: Gây oán độc với người tệ hại thay! Chẳng
là phải ư?
Lý Quỳ là người thô mãng, tuy hết sức tả ra, nhưng không tả nổi, hồi này cốt chép
Lý Quỳ thô mãng, lật lại con người gian hoạt, khiến cho đời thấy chất phát càng
thấy không ngoan, mới thực chuyện kỳ.
Cổ thi nói rằng: Nước giếng đâu biết gió trời, ý non nước dưới giếng sâu, gió
không động tới, thế mà hảo hán ngọn Toàn Phong (Gió Lốc) đề sa vào dưới đáy
giếng khô ở đất Cao Đường, câu ngụ ngôn với ý bấy giờ cái ác Cao Giang nhiễu
loạn, không còn để sót chút nào?
Cuối hồi miêu tả vua cho ngựa Tích Tuyết Ô Truy chỉ ba bốn câu mà chú trọng đến
đọc thành một thiên tuyệt diệu về bài phú ngựa.