THỦY HỬ - Trang 1072

Còn như Thi Nại Am quyết nhiên không phải như gái dâm trai trộm, thế mà xem khi
tả đến gái dâm thấy đúng gái dâm, tả đến thằng trộm thấy đúng thằng trộm thì
nghĩa thế nào? Hỡi ôi! Ta biết ra rồi, chẳng phải gái dâm sao biết gái dâm. Chẳng
phải thằng trộm biết đâu thằng trộm, thế mà Thi Nại Am lại không phải gái dâm;
thằng trộm, đó là nghệ thuật văn chương phải biết hết ra; Há phải nhà văn cứ là
gái dâm mới tả nổi gái dâm hay là trôm cắp mới tả nổi trộm cắp.
Trong kinh dạy rằng: “Há lại chẳng nên biết hết, lòng không rối loạn thì thôi, khắp
mọi người thiên hạ, ai chẳng phải là dân của nhà vua. Nếu mà đã động tâm làm ra
gái dâm làm ra trộm cắp. Có phải động tâm mà chỉ làm được thế thôi đâu? Cho
nên chỉ ba tấc bút, một tờ giấy của Thi Nại Am khi động tâm đến gái dâm, động tâm
đến trộm cắp. Tả ra như đúng do tâm động đến mà nên, há phải con người cầm bút
quệt mực, phải trèo tường khoét ngạch, mới tả được nổi trộm cắp gái dâm?
Trong kinh dạy rằng: “Hoà hợp nhân duyên, không phép nào chẳng có." Từ xưa
dâm phụ không có bản in nào sẵn phép dạy ra; Tài tử cũng không bản in sẵn văn tự
dạy ra. Do nhân duyên sinh phép, cái gì chẳng có? Cho nên Long Thụ viết sách,
muốn phá hết nhân duyên phẩm mà không nhắc tới vì ghét nhân duyên; Nay Thi
Nại Am viết ra Thủy Hử, đã đem nhân duyên sinh pháp làm tổng trì của văn tự, rất
đạt mọi nhân duyên; Một khi con người đã đạt mọi nhân duyên thì chả cứ phải gái
dâm, trộm cắp, hào kiệt, với gian hùng mà tả ra đúng các loại người đó, trong khi
tả đến loại nào, đều theo nhân duyên pháp hoá ra. Vậy Thi Nại Am là hạng người
nào? Chính là tài tử vậy? Trở nên tài tử kia, đã học theo giảng đạo của Long Thụ,
giảng theo cái học của Long Thụ đã nên bồ tát cho nên cách vật trí tri.
Đọc bài phê này, có thể tự trị, vì sợ nhân duyên theo phép thánh nhân rồi. Truyện
nói: Răn giữ điều chẳng thấy, sợ hãi điều chẳng nghe ra, đó vậy; Còn như trị người
thì không nghĩ ác, không nghĩ ác đã theo đạo Trung Thứ của Thánh hiền; Truyện
nói: Vương đạo bằng phẳng, lồng lộng. ó vậy. Thiên hạ chả thiếu gì người học
Thánh nhân phải có người dạy cho mới được.
Hồi này biến động văn tự, lại một dạng bút pháp khác ra, như muốn phá trận ngựa,
phải đồ câu liêm, muốn làm nổi phép câu liêm, phải lấy cắp được áo giáp, do ngựa
mà đến sang, do sang mà đến giáp. Hô Diên Chước có ngựa lại có súng; Từ Ninh
có phép sang lại có giáp; Hô Diên Chước phép ngựa chưa tan, trận súng đã bị mất
về Sơn Bạc; Từ Ninh phép sang chưa dạy, áo giáp đã bị mất về Sơn Bạc. Nào khi
khen ngợi ngựa Tích Tuyết Ô Truy; Nào khi khen ngợi áo giáp Kiễn Đường Nghê,
lại thấy đối nhau Gia tổ Từ Ninh truyền phép sang; Gia tổ Thang Long truyền kiểu
sang, hai tổ cùng truyền lại đối; Mà chợt đâu lại tả riêng ra ngoài ý tưởng một tổ
truyền giáp, đối với mấy hồi trước xa xa tả một thợ rèn truyền từ nghiệp tổ, thấy
trong hồi lắm đoạn kỳ văn.
Tả Thời Thiên vào nhà Từ Ninh, đã ngoài canh một mà vợ chồng Từ Ninh chưa
ngủ, tả sau khi vợ chồng Từ Ninh ngủ, đã đến canh hai mà Thời Thiên chưa ăn cắp,
lại sao? Vì nêu đề thì phải giảng văn cho hết, tức là phải tả ra văn cho rõ một đề

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.