Tác giả Thi Nại Am
Thi Nại Am, (1296? - 1370?) là một tác giả Trung Quốc, được cho là người biên
soạn đầu tiên của Thủy Hử. Người ta biết rất ít thông tin về ông. Một số học giả
ngày nay nghi ngờ về sự tồn tại của Thi Nại Am và cho rằng tên gọi này chỉ là bút
danh của La Quán Trung, người cũng được cho là đóng góp trong vai trò người biên
tập chính của Thủy Hử.
Cuộc đời
Thi Nại Am theo sử liệu sinh năm 1296, mất năm 1370 tức là ông sống trong
khoảng thời gian cuối đời Nguyên, đầu đời Minh trong lịch sử Trung Quốc. Quê
của ông ở huyện Ngô, tỉnh Giang Tô sau dời đến Hưng Hóa. Thi Nại Am đỗ tiến sĩ
năm 1330 dưới đời nhà Nguyên rồi ông làm quan 2 năm ở Tiền Đường (nay thuộc
tỉnh Hàng Châu, Trung Quốc). Sau vì bất mãn với triều đình nhà Nguyên nên ông từ
quan về ở ẩn, chuyên tâm sáng tác văn học.
Thi Nại Am và tác phẩm Thủy Hử
Thủy Hử là tác phẩm nổi tiếng nhất của Thi Nại Am sáng tác dựa trên các câu
chuyện truyền miệng trong dân gian đời Tống, Nguyên. Có giả thuyết cho rằng
Thủy Hử là do Thi Nại Am và La Quán Trung cùng sáng tác nhưng tính chính xác
của giả thuyết ấy không cao. Sở dĩ có giả thuyết trên vì cuộc đời của Thi Nại Am và
La Quán Trung có nhiều điểm giống nhau như đều sống trong khoảng thời gian cuối
đời Nguyên, đầu đời Minh, đều từ quan về ở ẩn để chuyên tâm sáng tác văn học.
Giai thoại về việc sáng tác Thủy Hử
Giai thoại dân gian Trung Quốc còn để lại một số truyện truyền miệng liên quan tới
việc sáng tác Thủy Hử của Thi Nại Am.
Về việc sáng tác Thủy Hử
Tương truyền thời Thi Nại Am đã làm được giấy nên việc lưu hành sách vở không
còn viết trên thẻ tre nữa. Thi Nại Am viết xong truyện về 36 vị thiên cương bèn cho
con gái làm tài sản. Cô con gái nghèo quá bèn mang bán lấy tiền. Những kẻ háo
danh mua lấy truyện mang khắc bản in và bán đứng tên mình. Cô con gái thấy vậy
ân hận buồn rầu vì tên tuổi cha mình bị mai một. Thi Nại Am biết chuyện, tới an ủi
con gái: Cha còn bản viết về 72 vị địa sát nữa, mới là đầy đủ cơ con ạ.