Sinh thành thôi đã phụ công,
Từ đây ngang dọc non sông tha hồ.
Lời bàn của Thánh Thán
Theo Nho giáo Trung Thứ vốn đạo làm người, Trung làm theo đúng lòng mình, Thứ,
coi lòng người khác cũng như lòng mình, ai chả muốn hay ai không muốn tốt,
Trung Thứ vốn đạo nhất quán của nho Tông.
Chưa có ai Trung rồi mà chẳng Thứ. Trái lại kẻ chẳng Thứ có đâu Trung? Xem
Tống Giang chẳng muốn Lý Quỳ về đón mẹ, tức đã không hiếu thuận với cha rồi,
đấy kinh nghiệm chẳng Thứ tất không Trung vậy. Lại xem Lý Quỳ nhớ mẹ một lòng,
đã đoán ra con người không giết kẻ nuôi mẹ, đấy kinh nghiệm đã Trung bao giờ
cũng Thứ.
Hồi này từng chỗ đem Tống Giang, Lý Quỳ hai người tương hình đối tả, muốn cho
rõ ác của Tống Giang ra, vốn không bàn vậy. Tại sao coi nhẹ hai chữ Trung Thứ
đánh giá Lý Quỳ? Lại không biết, Trung Thứ tính trời, già tám mươi tuổi còn nói là
chưa làm nổi được, thế mà đầy tuổi tôi oa oa có thể y theo, mới đem hai chữ Trung
Thứ cho Lý Quỳ kia cho rõ Trung Thứ để theo, không phải Lý Quỳ không làm theo
nổi.
Tống Giang đón cha, trong thôn gặp thần, Lý Quỳ đón mẹ, trong rừng gặp hổ, hai
vế đối nhau.
Tống Giang trong lòng đen tối, đón cha gặp được Huyền Nữ. Lý Quỳ trong lòng sơn
thắm, đón mẹ gặp Bạch Thỏ, lại đôi vế đối nhau.
Tống Giang gặp thần, nhận ba cuốn Thiên Thư, Lý Quỳ gặp hổ, thấy hai tay bản
phủ, lại hai vế đối nhau.
Tống Giang gặp Thiên Thư, chính tự mình đem đi, Lý Quỳ có đại phủ lại không tự
đem đi, lại hai vế đối nhau.
Tống Giang đến điều không thực, Lý Quỳ bỗng đâu có giả, lại hai vế đối nhau.
Tống Giang đón cha được ăn táo, Lý Quỳ đón mẹ được ăn thịt quỷ, lại hai vế đối
nhau.
Tống Giang có cha chẳng muốn con làm cường đạo, Lý Quỳ có mẹ chẳng được
thấy con làm quan, lại hai vế đối nhau.
Tống Giang có cha chẳng nỡ thấy con cường đạo, Lý Quỳ có mẹ chẳng ngờ chết
với hùm beo, lại hai vế đối nhau.
Tống Giang khi đón cha về, đem cuốn giả thư, Lý Quỳ khi đón mẹ về, dẫn hai kẻ
chân hổ (Chu Phú, Lý Quỳ), lại hai vế đối nhau.
Cha Tống Giang sống không bằng chết, mẹ Lý Quỳ chết hay hơn sống, lại hai vế
đối nhau.
Tống Giang có em theo giặc, Lý Quỳ có anh lương dân, lại hai vế đối nhau.
Hồi thứ hai mươi hai tả Võ Tòng đả hổ, kể đã gớm ghê, chợt đâu thiên này tả Lý
Quỳ một đêm giết bốn hổ lại càng kinh khiếp! Từng câu từng chữ diễn tả ra xuất