cho hai ngài biết trước.
Nói đoạn hai người cùng về trước.
Đến hôm sau bốn vị hảo hán cùng gia quyến Chu Quý đều tới Lương Sơn Bạc, Chu
Quý liền dẫn cả vào Tụ Nghĩa Sảnh rồi đưa Lý Vân vào chào Tống Giang và Tiều
Cái, cùng các vị Đầu Lĩnh trước mà giới thiệu rằng:
- Ông này là Lý Vân, biệt hiệu là Thanh Nhỡn Hổ, vốn là Đô Đầu ở huyện Nghi
Thủy xưa nay.
Đoàn rồi đem Chu Phú ra chào hỏi mọi người mà rằng:
- Người này là Chu Phú, biệt hiệu Tiếu Diện Hổ, là em chúng tôi, cùng xin vào để
hầu dưới trướng.
Bấy giờ Lý Quỳ vào lạy Tống Giang,xin lấy lại đôi song phủ rồi đem chuyện Hắc
Toàn Phong giải cho mọi mọi người nghe, ai cũng nhịn cười không được. Lý Quỳ
lại kể chuyện cõng mẹ qua Nghi Lĩnh bị hổ ăn thị rồi rân rấn nước mắt mà khóc.
Tống Giang thấy vậy cười mà rằng:
- Ngươi đi đó đã giết được bốn con hổ mà sơn trại ta lại được thêm hai con hổ nữa
thì còn gì hay hơn, nay tất phải ăn mừng mới được.
Các vị Đầu Lĩnh cùng cả vui, liền sai giết dê, ngựa làm thịt để khao mừng các vị
Đầu Lĩnh mới đến. Khi đó Tiểu Đầu Lĩnh để cho các vị Đầu Lĩnh mới đến ngồi trên
Bạch Thắng ở phía tên tả. Đoạn Ngô Dụng bàn đến việc sơn trại mà rằng:
- Gần đây trong sơn trại đã được mười phần hưng vượng, các vị hảo hán ở bốn
phương đều nghe tiếng đến đây tụ họp cũng đều nhờ ân đức của hai vị Ca Ca cùng
anh em tất cả, song ngày nay lại phải cho Chu Quý xuống coi tửu điểm để thay cho
Thạch Dũng, Hầu Kiệt về, còn gia quyến Chu Phú phải xếp nhà riêng để cho cùng
ở. Bây giờ công việc trong sơn trại không phải còn lúi xúi như ngày xưa, vậy phải
đặt thêm ba chốn tửu điếm nữa để thăm dò tin tức sự thể bên ngoài cùng là đón tiếp
các vị nghĩa sĩ lên núi, hoặc khi có quan quân kéo đánh đến nơi thì báo cho sơn trại
biết trước để biết đường phòng bị đánh nhau. Phía bắc núi bên tây địa thế rộng rãi,
khá cho anh em Đồng Uy, Đồng Mãnh đem vài mươi người nhà bếp ra mở một ngôi
hàng gần đó.
Lại sai Lý Lập cho người ra mở hàng ở phía núi bên nam và Thạch Dũng đem mấy
người mở hàng ở phía bắc, các nơi đó đều cho làm Thủy Đình đặt lệnh tiễn và có
thuyền tiếp ứng để phòng khi báo việc cho tiện. Trước núi đặt ba tòa cửa quan cho
Đỗ Thiên coi giữ tất cả, có cần việc gì phải hết sức để làm, không được phút chốc
rời bỏ đi đâu. Đào Tôn Vượng nguyên tay trang hộ xuất thân, đã quen việc sửa
sang, khơi đắp, vậy nay cho làm việc khơi đường cảng, sửa thủy binh, chỉnh đốn
quanh thành Uyển Tử và sửa sang các đường trước núi. Tưởng Kính coi giữ sổ sách
trong kho và trông nom việc thu, phát; Tiêu Nhượng coi việc văn thư, hiệ lệnh cùng
sổ các Đầu Lĩnh ở sơn trại. Kim Đại Kiện thì chuyên giữ ấn tín, binh phù cùng chỉ
bài các thứ; Hầu Kiện thì chế tạo các đồ mũ áo bào giáp cùng các cờ Ngũ Phượng
để dùng vào việc binh. Lý Vân coi việc sửa sang nhà cửa cung thất trong sơn trại;