THỦY HỬ - Trang 960

Trăn năm xin có hoàng thiên soi cùng.
Còn thân thể còn núi sông,
Còn bầu nhiệt huyết, tấc lòng còn ghi,
Non xanh dù gặp lương tri,
Ngang trời dọc đất ngại gì nữa chăng?

Lời bàn của Thánh Thán
Ba lần đánh Chúc Gia, thấy biến ra cách khác, mới biết tài sâu tác giả tả ra, càng
khiến cho ta tán thưởng, như tả đến Loan Đình Ngọc đi mất, không biết ra sao? Hỡi
ơi! Há chẳng lạ thay!
Lúc mở cửa trang, bắc đích kiều thì ba họ Chúc với một họ Loan, ra nghinh địch, rõ
ràng ở giấy, ai đọc chẳng thấy rõ mà Loan Đình Ngọc chết ở chỗ nào? Không thấy
dấu vết, chỉ căn cứ vào một lời than tiếc của họ Tống thì cho đã chết rồi! Ta nghe
rằng bậc anh hùng từ xưa, biết rằng cái gì nên làm mới làm, còn không nên làm thì
thôi, vid như chim ưng, tùy từng chỗ đậu, không phải chỗ đậu, tất cao bay xa chạy
lánh đi, như Loan Đình Ngọc trốn đi đâu, cứ xem Hổ Thành chạy thoát, sau cũng
thành một Đại tướng của Trung hưng, danh giá vẫn còn, lẽ nào Đình Ngọc lại
không thoát khỏi, chắc rằng Đình Ngọc trốn thoát sau phải làm nên, không nói rõ
ra đây, coi đã chết trận này, vì một lẽ khác.
Trong khi Tống Giang đem quân đến đánh, Lâm Xung, Lý Tuấn, Nguyễn Tiểu Nhị ở
cửa Đông, Hoa Vinh, Trương Thuận, Trương Thuận, ở cửa Tây, Mục Hoằng,
Dương Hùng, Lý Quỳ ở cửa Nam mà Đình Ngọc ra trận ở cửa Bắc, tức không chạy
ra cửa có tướng, lại đón địch cửa không người, đáng ngờ câu đó, mới có lời bàn
chưa thể chết! Song riêng ta cho rằng, ba mặt tấn công, thế như hùm hổ vây thành,
nếu Đình Ngọc sớm biết, còn có thể bảo vệ toàn quân cho họ Chúc thì làm sao mà
chạy trốn đi ngay, lại thấy rõ là phải chết. Thế thì chạy ra một cửa bắc không có
tướng là sao? Nói rằng cửa bắc không phải là không có tướng, quân mã Tống
Giang bốn mặt tấn công, chẳng chép tới cửa bắc cũng vì Đình Ngọc mà kiêng bỏ
đi, nếu mà chéo ra thì phải rõ ràng, rõ ra thì sức của Đình Ngọc đâu thua, dao
không thể mẻ, thương không thể gãy, trống không thể ngừng, tên không thể hết. tức
Đình Ngọc chưa đến nỗi chết, nếu chép ra Đình Ngọc thua chết thì dao mẻ, thương
gãy, trống ngừng, tên hết thì có chỗ không nên nói ra vậy. Theo Kinh Xuân Thu vì
người hiền mà kiêng bỏ, coi khuyết đi mà chả chép ra, cho nên không chép đến tên
Đầu Lãnh đón đánh cửa Bắc là vì không nên chép đến sự của Loan Đình Ngọc, còn
khó dùng bút chép ra như thế thì ai bảo rằng: Tùy quan chép Sử dễ làm; Tùy quan
chép Sử dễ đọc vậy vậy?
Sử Tiến tìm Vương Giáo Đầu chẳng thấy, ta đọc đến mà buồn hàng tháng. Trương
Thanh mở hàng giết một Đầu Đà, chẳng biết là ai, khiến ta đọc đến mà buồn hàng
tháng; Đến đây chợt đâu lại mất Đình Ngọc không rành khiến ta lại buồn hàng
tháng, tác giả sao có ngòi bút lạ thế, khiến cho người buồn được ra, song ta đã hiểu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.