TIA CHIẾU KHỦNG KHIẾP CỦA KỸ SƯ GARIN - Trang 517

108



Việc đoàn tàu chiến Mỹ bị hủy diệt ở Thái Bình Dương gây ra cho châu Mỹ
và châu Âu một ấn tượng thật kinh hoàng, ghê gớm. Hợp chủng quốc Bắc
Mỹ đã bị một hòn đảo làm rung chuyển trái đất. Các chính phủ Đức, Pháp,
Anh và Ý bỗng tươi tỉnh lên: biết đâu đấy, nhỡ năm nay (và có thể là mãi
mãi) sẽ không phải trả nợ lãi cho nước Mỹ béo nứt ra vì vàng thì sao? "Tên
khổng lồ hóa ra là chân đất sét, - các báo viết, - chinh phục thế giới đâu
phải chuyện đơn giản..."

Ngoài ra, những bản tin về các vụ cướp biển của chiếc "Aridôna" đã gây rối
loạn trong ngành buôn bán đường biển. Các chủ tàu từ chối việc vận
chuyển, các thuyền trưởng không dám đi qua đại dương, các hãng bảo hiểm
nâng giá, trong hệ thống ngân phiếu xảy ra sự hỗn loạn, một vài hãng buôn
bán bị phá sản. Nhật Bản vội vã đưa những loại hàng hóa kém phẩm chất
và rẻ mạt vào các thị trường thuộc địa của Mỹ.

Trận hải chiến thảm bại đã khiến Mỹ mất những món tiền lớn. Uy tín, hay
như người ta thường gọi, "niềm kiêu hãnh dân tộc" của Mỹ bị thương tổn.
Các nhà công nghiệp đòi hỏi phải động viên toàn bộ lực lượng hải quân và
không quân - quyết tiến hành chiến tranh đến cùng bằng bất kỳ giá nào.
Báo chí Mỹ đe dọa sẽ không "gỡ băng tang" (tên các báo được lồng trong
khung đen, điều đó gây được ấn tượng cho nhiều người mặc dù về mặt in
ấn thì chẳng tốn kém là bao) cho đến khi Pie Hary bị nhốt trong lồng sắt
chở đến Niu Yoóc và bị xử tử trên ghế điện. Ở các thành phố lan truyền
những tin đồn khủng khiếp về bọn điệp viên của Garin dường như được

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.