TIỀN KHÔNG MỌC TRÊN CÂY - Trang 160

Với đứa con lớn về lại nhà, bản hợp đồng sẽ làm tắt đi mọi ảo tưởng rằng

bạn là một nhà nghỉ với dịch vụ phòng miễn phí. Con bạn cũng có thể thực

sự đón nhận một hợp đồng chỉ ra các bổn phận của mình bởi lẽ như thế sẽ

làm giảm bớt cảm giác lệ thuộc và vô dụng. Cho dù một người con không

thể san sẻ hoàn toàn gánh nặng tài chính cho cả gia đình, người đó vẫn có thể

giúp trong các công việc nhà.

Dưới đây là một vài chỉ dẫn về những điều cần đề cập trong hợp đồng.

Trừ một vài ngoại lệ, hầu hết những điều trong hợp đồng này không có một

đáp án đúng hay sai. Những điều như là giới hạn thời gian người con sống

dưới mái nhà của cha mẹ và ai trả tiền cho cái gì là rất khác nhau giữa nhà

này và nhà khác.

LÀM SAO ĐỂ LẬP MỘT HỢP ĐỒNG VỚI CON ĐÃ

TRƯỞNG THÀNH CỦA BẠN

Hợp đồng này cần được lập tại thời điểm người con bắt đầu làm việc và

quyết định đợi một thời gian trước khi rời nhà, hay trước khi người con lớn

quay trở về nhà bạn. Sẽ khó hơn nhiều để phá bỏ các lề thói cũ sau khi người

con đã ổn định chỗ ở.

Nên nhớ trong trường hợp này bạn là chủ nhà và con bạn là khách thuê.

Cho dù bạn coi con mình là người lớn, bạn vẫn có những đặc quyền nhất

định mà con không có.

Dưới đây là một danh sách những câu hỏi mà vợ chồng bạn, những người

chủ nhà, cần phải tự đặt cho mình để xác nhận những điều bạn cho là hợp lẽ

trước khi trao đổi với con mình. Những câu hỏi này tập trung vào những rắc

rối thường xảy ra trong một gia đình. Rất nhiều trong số đó thực sự được đặt

ra trong một hợp đồng thuê căn hộ, vậy nên không phải là vô lí khi bạn, với

tư cách chủ nhà, tập trung vào đó.

BÀI TẬP CHO CHA MẸ SẮP LÀM CHỦ NHÀ

1. Con bạn có phải trả tiền nhà hay không?

2. Tiền nhà nên là bao nhiêu?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.