Đi du lịch
Thực hành : Giúp trẻ lập một danh sách những thứ chúng có khả năng
dành dụm tiền để mua. Đi tới các cửa hàng hay lên các trang mua sắm trên
mạng để xem giá những thứ trong danh sách đó, rồi tính xem trẻ sẽ phải
dành dụm trong bao lâu để mua được các vật này.
Các bậc phụ huynh hãy nhớ rằng hiếm có niềm vui sướng nào cao hơn
việc tự mình kiếm được những đồng tiền và dùng chúng để mua những thứ
mình thực sự yêu thích. Bạn còn nhớ niềm hân hoan khi mua được chiếc
máy nghe nhạc hay chiếc xe đầu tiên chứ? Cha mẹ có thể cho trẻ thấy niềm
vui sướng này ngay từ khi chúng còn nhỏ, và đó sẽ là một món quà có giá trị
cả đời dành cho trẻ.
BA BƯỚC ĐỂ CHUẨN BỊ KẾ HOẠCH TIẾT KIỆM
Cho dù nhóc nhà bạn đã lớn đến mức nào, chỉ cần trẻ vẫn còn ở trong
vòng tay bạn, thì chưa phải là quá muộn để bắt đầu dạy con cách tiết kiệm
tiền bạc.
Tôi sẽ chỉ ra ở đây rằng quy mô phát triển tài chính của tôi hơi khác với
của tiến sĩ Spock. Khi trẻ bước vào thời kì đầu tuổi teen, chúng sẽ bắt đầu
kiếm được những khoản tiền đáng kể ở ngoài (từ việc trông trẻ, làm việc nhà
v.v.). Thêm vào đó, ở tuổi mười lăm hoặc mười sáu, phần nhiều thanh, thiếu
niên có thể tự lo được mọi vấn đề tài chính của chúng (dưới sự giám sát của
bạn) và nên tự kiếm hầu hết hay toàn bộ “thu nhập” của riêng chúng.
Tuy nhiên, cũng như không thể gợi ý một cậu nhóc mười sáu tuổi chưa
từng cưỡi ngựa leo lên lưng một con ngựa bất kham được. Tôi không khuyên
bạn đưa thẻ tín dụng cho nhóc tuổi teen nhà bạn khi trẻ chẳng có chút kinh
nghiệm tài chính nào. Bất kể con bạn ở lứa tuổi nào, hãy bắt đầu bằng những
gì cơ bản nhất, mà điều trước hết là tiết kiệm tiền nong.
Quy tắc chung để lôi cuốn một người (kể cả người lớn) vào việc tiết kiệm
tiền nong là như nhau, dù là đứa trẻ sáu tuổi hay một thiếu niên mười sáu
tuổi. Phương pháp chung để truyền đạt bài học tiết kiệm là:
(1) đặt một mục tiêu tài chính cho con bạn.