Phương án này áp dụng như nhau với cả trẻ con và người lớn. Hãy giải
thích cho con bạn hiểu rằng cứ mỗi 10.000 đồng (hay bất kì số tiền nào bạn
muốn) trẻ tiết kiệm được, bạn sẽ tặng thêm vào đó 10.000 đồng sau một
khoảng thời gian do bạn quy định.
Đây sẽ là một phương án khích lệ dài hạn, hoặc được thực hiện trên ý
tưởng từng kế hoạch một, ví dụ như khi bạn giúp con mua chiếc xe đạp hay
xe máy đầu tiên.
Đừng quên nhấn mạnh với trẻ rằng hình thức này được hầu hết các chủ
lao động coi là một khoản phúc lợi dành cho nhân viên của họ.
LÀM THẾ NÀO KHI CON TIẾT KIỆM QUÁ MỨC
Thật khó tin khi tiết kiệm quá mức cũng lợi bất cập hại hệt như chi tiêu
không kiểm soát. Tuy nhiên, vì điều đó gây ra những hậu quả không tức thì
và ít nhận thấy hơn, các bậc phu huynh có thể sẽ ít quan tâm đến việc điều
chỉnh một đứa trẻ khăng khăng giữ tiền.
Những người chăm chăm vào mục tiêu giữ tiền thì về lâu dài cũng sẽ gặp
rắc rối không kém gì những người tiêu xài bất chi kì vị.
Người tiết kiệm quá mức sẽ có khả năng trở thành một bậc thầy trong
tránh né các khoản chi hoặc khiến người khác phải chi tiền cho mình. Kẻ
chăm chăm giữ tiền sẽ khó tìm được đối tác (trong công việc cũng như hôn
nhân) khi lớn lên.