TIỀN KHÔNG MỌC TRÊN CÂY - Trang 60

Là một người mẹ, tôi nhận thấy việc dự trù ngân sách khuyến khích một

cách mạnh mẽ trẻ ở mọi lứa tuổi đối mặt với hậu quả của việc tiêu tiền, và

kiềm chế ham muốn trước những vui thú tức thì.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC ĐẶT RA CÁC

MỤC TIÊU TÀI CHÍNH

Trước khi ngồi lại với với con, bạn hãy tự hỏi mình câu này:

“Mục tiêu tài chính nào bạn muốn khuyến khích con đặt ra ở tuổi của

trẻ?” Bạn có muốn cậu nhóc mười tuổi nhà bạn mạnh dạn bắt đầu tiết kiệm

tiền để mua một chiếc xe đạp mới không? Cô con gái mười bốn tuổi của bạn

có nên góp phần mình vào chi phí trại hè đắt đỏ mà nó muốn tham gia

không? Hai đứa sinh đôi có muốn đến thăm bà ở Florida trong kì nghỉ xuân

hay không?

Nếu như có một kế hoạch tiêu tiền lớn mà bạn cảm thấy các con mình sẽ

hiểu rõ giá trị hơn nếu chúng góp phần mình vào đó, hãy nhìn sang cột “chi

tiêu dài hạn” của trẻ. Bạn cần phải quyết định có nên tăng thu nhập/tiền tiêu

vặt cho trẻ trong mảng này không (và thêm việc vào danh sách việc nhà của

trẻ).

Điều tương tự cũng đúng với “chi tiêu”, đặc biệt trong các khoản chi phí

sinh hoạt. Hãy nghĩ về khoản tiền bạn vẫn thường chi cho con vào những

nhu cầu căn bản như quần áo, ăn uống, tiền ăn trưa, học phí, xem phim. Liệu

rằng có khoản chi thông thường nào, chẳng hạn như tiền ăn trưa, bạn vẫn

thường trả mà giờ bạn có thể chuyển khoản chi đó cho nhóc đang học cấp 1

nhà bạn không?

Dưới đây là một số khả năng:

CHI PHÍ HẰNG TUẦN MÀ TRẺ CÓ THỂ ĐƯỢC NHẬN

Tiền ăn trưa Tiền xe buýt

Tiền học thêm Tiền sắm học cụ

Tiền đi tham quan

Sau cùng, hãy cùng trao đổi với con bạn về mục tiêu tài chính dài hạn của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.