tuyệt một lần cũng chưa muộn.
Các tướng nghe vậy mới vui vẻ hạ lệnh cho quân sĩ tập họp thành hàng
ngũ, theo bốn cửa thành mà vào. Thái Tông vô cùng hoan hỉ, lập tức thiết
triều, truyền cho chư tướng vào báo công. Thái Tông nhìn thấy Tiết Đinh
San còn trẻ tuổi thì hết sức kinh ngạc, vội hỏi Trình Giảo Kim, xem gốc gác
ở đâu. Trình Giảo Kim cúi đầu tâu:
- Bệ hạ ban chỉ không được lấy tướng trong triều nên hạ thần đành phải
treo bảng cầu hiền. Chưa tới một ngày đã có Tiết Đinh San là con của Tiết
nguyên soái và là đệ tử của Vương Ngao lão tổ ra mặt xin cứu giá. Lý điện
hạ phong cho Tiết Đinh San làm Nhị lộ nguyên soái, tuy còn nhỏ tuổi
nhưng tài năng chẳng kém bọn lão thần chúng tôi.
Thái Tông mừng rỡ hỏi đến các tướng khác. Trình Giảo Kim liền quỳ
xuống xin tội trước rồi mới dám giới thiệu Tiết Kim Liên, Đậu Tiên Đồng
và Đậu Nhất Hổ, tâu rõ việc nhân duyên của Tiết Đinh San. Thái Tông
nghe xong cả cười, phán:
- Trình vương huynh lần này làm mai là có công lớn chứ đâu phải có tội?
Triều đình được thêm mấy tướng tài giỏi như vậy đều do vương huynh mà
ra vậy.
Khi ấy Trình Giảo Kim mới yên tâm, tâu đến việc La Thông bị Vương Bất
Siêu đâm chết ở ải Giới Bài. Thấy Thái Tông khóc ngất, Từ Mậu Công liền
an ủi:
- Xin bệ hạ đừng thương tâm, tất cả đều ở tự mình gây ra mà thôi.
Thái Tông kinh ngạc gạt nước mắt hỏi lại thì Từ Mậu Công giải thích:
- Khi tảo bắc, La Thông đã có thề với Lư Đồ công chúa là nếu phụ nhau sẽ
bị lão già chín mươi tuổi đâm thủng ruột mà chết. Nay lời nguyền ứng
nghiệm chứ không phải La Thông vắn số.
Thái Tông nghe vậy mới bớt sầu não, truyền Trình Giảo Kim đưa anh em
họ Tiết và Liễu phu nhân về soái phủ thăm phụ thân. Khi ấy Tiết Nhơn Quý
cũng đã nghe các tướng thuật chuyện con mình được làm nhị lộ nguyên
soái nhưng không tin cho lắm, đến khi tận mắt thấy vợ và con gái thì mới
chắc chắn, hỏi ngày vì sao Tiết Đinh San được cứu sống. Khi biết con mình
được Vương Ngao lão tổ cứu về truyền thụ võ nghệ và pháp thuật, Tiết