NGHIỆP LỰC – NHỮNG QUAN NIỆM VỀ NGHIỆP
407
Do đó, làm phước thì được phước. Làm tội thì
được tội.
Không thể làm phước để xoá tội và ngược lại,
không thể làm tội để xoá phước.
Tuy phước với tội không thể xóa lẫn nhau,
song phước, tội có thể làm giảm bớt tiềm năng cho
quả lẫn nhau, nghĩa là ác nghiệp nhiều có thể làm
giảm bớt tiềm năng cho quả của thiện nghiệp và
ngược lại, thiện nghiệp nhiều cũng có thể làm giảm
bớt tiềm năng cho quả của ác nghiệp.
Ví dụ: Đem một muỗng muối bỏ vào ly ít nước
trong, thì nước có vị mặn khó uống. Cũng như vậy,
tạo nhiều ác nghiệp có thể làm giảm bớt tiềm năng
cho quả của thiện nghiệp và ngược lại, lấy nhiều
nước đổ thêm vào để hoà tan muỗng muối, thì
nước giảm bớt vị mặn. Cũng như vậy, tạo nhiều
thiện nghiệp có thể làm giảm bớt tiềm năng cho
quả của ác nghiệp.
Như trường hợp Thái tử Ajātasattu, trước kia
thường thân cận với Tỳ khưu Devadatta, người đã
xúi giục Thái tử giết Phụ vương Bimbisāra để lên
ngôi làm Vua, nên đã phạm trọng tội giết cha, là 1
trong 5 ác nghiệp vô gián (anantariyakamma).
Về sau, Đức vua Ajātasattu biết ăn năn hối lỗi,
ngự đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn xin nghe pháp.
Đức Thế Tôn thuyết dạy bài kinh Sāmañña-
phalasutta, nghe xong bài kinh, Đức vua phát sinh