Do anh
–
trang 21/77
- Julian, tôi nghĩ bi kịch chỉ có thể là bi kịch thôi. Làm sao có thể tồn tại một điều
gì khác ngoài bản thân nó?
- Để tôi chứng minh cho anh thấy nhé. Khi đi qua Caculta, tôi gặp cô giáo Malika
Chand. Cô ấy là một giáo viên yêu nghề và đối xử với học trò nhƣ con ruột
mình. Cô đã thắp sáng nhiều tài năng bằng lòng nhiệt huyết và sự tử tế của
mình. Triết lý mà cô thƣờng dạy học trò của mình là: “Tôi có thể còn quan
trọng hơn Trí thông minh.” Cô ấy đƣợc mọi ngƣời biết đến nhƣ một tấm gƣơng
cống hiến quên mình. Nhƣng rồi một hôm, ngôi trƣờng nơi cô giảng dạy bị một
kẻ nào đó cố tình đốt cháy. Tất cả mọi ngƣời đều cảm thấy tức giận và buồn bã
vì họ cho rằng từ nay con em họ sẽ không còn trƣờng để học nữa.
- Còn Malika thì sao? – Tôi tò mò hỏi.
- Malika thì ngƣợc lại. Cô ấy sống rất lạc quan và lúc nào cũng suy nghĩ theo
chiều hƣớng tích cực. Ngôi trƣờng cũ vốn đã xuống cấp trầm trọng và việc đập
bỏ nó chỉ còn là vấn đề thời gian. Do vậy, việc ai đó đã đốt cháy ngôi trƣờng tạo
điều kiện để xây dựng lại một ngôi trƣờng mới. Malika trò chuyện với tất cả phụ
huynh và sau một thời gian vận động, mọi ngƣời đồng ý làm theo gợi ý của cô.
Và một ngôi trƣờng mới khang trang và tiện nghi hơn đã đƣợc dựng nên trên
nền của ngôi trƣờng bị cháy. Đây chính là ví dụ điển hình về khả năng tƣ duy
tích cực đấy John ạ.
- Tôi nghĩ nó cũng tƣơng tự nhƣ lời khuyên nên nhìn vào nửa ly nƣớc đầy phải
không?
- Đúng vậy. Có thể nói, dù chuyện gì xảy ra chăng nữa thì điều duy nhất anh có
thể làm là lựa chọn phản ứng của mình. Khi nhìn vào nửa ly nƣớc, anh có thể
nói nó còn một nửa hay đã vơi đi một nửa. Nếu anh đã hình thành đƣợc tƣ duy
tích cực, cuộc sống của anh sẽ chuyển sang cảnh giới cao hơn. Đó là một trong
những điều tuyệt vời nhất của cuộc sống.
Nghe Julian nói vậy, tôi hỏi:
- Vậy có phải tất cả những điều này đều bắt đầu từ việc chúng ta biết cách sử
dụng tâm trí của mình không?
- Đúng, mọi thành công trong cuộc sống, dù xét về vật chất hay tinh thần, đều
xuất phát từ não bộ của anh. Cụ thể hơn, bằng việc kiểm soát suy nghĩ và phản
ứng của bản thân, anh đã bắt đầu kiểm soát đƣợc vận mệnh của chính mình.
Tôi hào hứng:
- Điều này thật sự rất có ý nghĩa, Julian. Dƣờng nhƣ tôi đã trở nên bận rộn đến
mức chƣa bao giờ có thời gian để nghĩ về điều này. Khi còn học ở trƣờng luật,
một ngƣời bạn thân của tôi tên là Alex thƣờng xuyên đọc những cuốn sách về
các vấn đề nhƣ thế. Alex đánh giá rất cao những cuốn sách đó đồng thời cho
rằng chúng ta đã khuyến khích và bổ xung năng lƣợng cho cậu ấy. Alex từng
nói với tôi rằng trong tiếng Trung Quốc, từ “khủng hoảng” đƣợc tạo thành từ
hai bộ chữ có nghĩa là “nguy hiểm” và chữ kia có nghĩa là “cơ hội”. Nghĩa là từ
xƣa, ngƣời Trung Quốc đã nhìn thấy những mặt tích cực khi phải đối diện với
những biến cố của cuộc sống.
- Một triết gia đã từng nói: “Cuộc sống không có lỗi lầm mà chỉ có những bài học,
không có kinh nghiệm tiêu cực mà chỉ có cơ hội để học hỏi, phát triển và tiến đến
làm chủ bản thân. Sức mạnh lớn lên từ chính nỗ lực của mỗi người. Thậm chí nỗi
đau cũng có thể là một người thầy tuyệt vời.”
- Nỗi đau? – Tôi hỏi lại, giọng ngờ vực.
- Đúng vậy. Để vƣợt qua nỗi đau, trƣớc tiên anh phải trải nghiệm nó. Nói cách
khác, làm sao anh cảm nhận hết niềm hạnh phúc khi đƣợc đứng trên một đỉnh
núi nếu không trải qua những phút giây gian khổ khi chinh phục nó. Anh hiểu ý
tôi rồi phải không?