nhau. Một sự thật phũ phàng có thể sẽ làm ảnh hưởng đến lòng tự
trọng của người nghe. Chẳng hạn, khi bạn đến sinh nhật của một
người bạn, người bạn đó hỏi rằng chiếc váy của cô ấy có đẹp không.
Bạn chỉ vào chiếc váy của cô ấy và bảo rằng: “Đây là chiếc váy xấu
nhất mà tớ từng được nhìn thấy?” Nếu bạn nói như vậy, bạn trở nên
thô lỗ trong mắt bạn bè và sẽ làm hỏng cả buổi sinh nhật của cô bạn.
Đôi lúc, một lời nói dối vô hại có thể làm người khác vui vẻ về chính
mình và về mối quan hệ của các bạn. Những xung đột cũng như sự
đối đầu có thể được phòng tránh.
Tuy nhiên, luôn luôn có nguy cơ rằng sự thật sẽ được phơi bày sớm
hay muộn sau khi bạn nói dối. Sự tin tưởng trong bất kì mối quan hệ
nào (giữa doanh nghiệp với khách hàng, giữa bạn bè với nhau, giữa
cha mẹ với con cái) do đó có thể đổ vỡ và sẽ có ảnh hưởng rất xấu
đến các mối quan hệ. Sẽ không ai tin bạn nữa kể cả khi bạn nói sự
thật sau khi đã nói dối. Lời nói của bạn không còn giá trị và không ai
còn nghe bạn nữa.
Tác hại tiếp theo của việc nói dối là bạn sẽ không kiểm soát được
tình hình khi sự thật vỡ lở. Mọi người sẽ đều ghét bạn và lần sau, khi
bạn nói thật, không ai còn tin bạn. Chẳng hạn, khi bạn đạt điểm F
trong bài thi Toán nhưng bạn lại bảo với mẹ rằng mình đạt điểm A.
Sau một thời gian dài, khi sự thật vỡ lở, mẹ bạn sẽ hoàn toàn mất
lòng tin vào bạn. Việc không nói thật còn gây ra rất nhiều đau đớn:
Những giọt nước mắt khi sự thật bị phát hiện, nỗi sợ hãi và gánh nặng
của việc chia sẻ một “bí mật”. Về lâu dài, có vẻ như che giấu sự thật
không mang lại lợi ích cho cả hai bên.
Tất cả mọi người đều ghét sự phản bội. Kể cả khi có một trào lưu
giấu giếm sự thật trong quan hệ, bạn cũng đừng đi theo trào lưu đó
để quên đi những tác hại mà nói dối mang lại. Cuối cùng, mọi mối