nào để thể hiện sự tôn trọng người khác, biết kiềm chế cảm xúc,
những ai đáng tin cậy, những ai không đáng tin. Cha mẹ cũng dạy
đạo làm người và đức tính thật thà, ngay thẳng, độ lượng, nhân từ với
những người nghèo và người tàn tật. Nói theo cách khác, họ dạy trẻ
những kĩ năng sinh tồn trong cuộc sống.
Thứ ba và cũng là quan trọng nhất, cha mẹ dạy trẻ bằng những ví
dụ. Bởi trẻ luôn có nhiều thời gian cùng cha mẹ của mình khi còn nhỏ,
chúng học bằng cách quan sát và mô phỏng. Cách học này có hai
mặt lợi và hại. Nhờ việc quan sát những hành động của cha mẹ và họ
hàng, trẻ có thể học được rất nhiều đức tính tốt. Tuy nhiên, cũng có
những hành động xấu, chẳng hạn như sử dụng bạo lực, nghiện rượu
bia và thuốc lá. Trẻ em có thể vô tình học những hành động tiêu cực
này từ cha mẹ chúng. Trẻ em, vì vậy, chỉ học những hành vi xấu nếu
cha mẹ chúng cư xử như vậy. Nếu cha mẹ chúng ích kỉ, rất có thể
chúng sẽ trở nên ích kỉ. Nếu cha mẹ chúng nhân từ, tốt bụng, đứa trẻ
sẽ trở thành người tốt trong tương lai.
Lý do cuối cùng là mối quan hệ lâu dài và bền vững giữa cha mẹ và
con cái. Vì cha mẹ đóng vai trò là thầy cô trong vòng 18 năm hoặc
hơn thế nữa trước khi trẻ sống tự lập, họ sẽ có ảnh hưởng lớn hơn
rất nhiều một cô giáo chỉ dạy trẻ trong một năm học. Hơn thế nữa,
ngay cả khi tốt nghiệp đại học, người trẻ tuổi vẫn còn cần tìm sự trợ
giúp từ cha mẹ để bươn chải trong cuộc sống.
Mặc dù có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tri thức của trẻ nhưng
những bài học và lời răn dạy của cha mẹ vẫn là những điều tuyệt vời
nhất. Cha mẹ không chỉ có ảnh hưởng về khía cạnh giáo dục trí tuệ,
kĩ năng mà còn ảnh hưởng đến đạo đức của con cái. Vì những lý do
này, tôi nghĩ, cha mẹ vẫn là những người thầy cô quan trọng nhất
trong cuộc đời mỗi người.