đường cong mềm mại của cơ thể người phụ nữ. Áo dài duyên dáng,
khêu gợi và kín đáo. Áo dài thật xứng đáng là quốc phục của Việt
Nam. Khi khách đến nhà, chủ nhân lịch lãm khoác lên mình một tà áo
dài như bày tỏ sự hiếu khách. Ở trường học, nó là trang phục của
những nữ sinh với tâm hồn trong sáng, thỏa sức nô đùa như những
đàn bướm bay, gói trong đó cả những ước mơ về một ngày mai tươi
sáng. Trong những buổi tiệc, áo dài cũng trang nhã và lộng lẫy như
bất kì trang phục nào khác trên thế giới. Sự tài ba của chiếc áo dài thể
hiện ở chỗ nó không chỉ là những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời mà
còn gói ghém cả những bài học về nhân sinh thế thái. Dân tộc Việt
Nam phải đấu tranh để giành độc lập từ những thế lực xâm lăng nước
ngoài, bảo vệ và gìn giữ những nếp nhà, những truyền thống tốt đẹp
từ bao đời nay để lại. Việt Nam và một số nước Châu Á khác, dù có
muốn hay không, cũng đã du nhập Tam giáo và Khổng giáo. Cái tài
tình của chiếc áo dài Việt Nam qua cách cấu trúc chẳng những là một
tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời mà bên trong còn ẩn tàng ý nghĩa dạy
dỗ về đạo làm người. Dân tộc Việt Nam đã phải đấu tranh không
ngừng chống ngoại xâm để trường tồn và bảo vệ những giá trị truyền
thống về văn hóa hay kỷ cương gia đình. Muốn hay không thì dân tộc
ta, cũng như các dân tộc Châu Á khác đã chịu ảnh hưởng sâu đậm
của Tam Giáo và học thuyết Khổng Mạnh. Gia đình, xã hội được xây
dựng trên nền tảng tam cương, ngũ thường. Tổ tiên ta dạy con cháu
về đạo làm người thật sâu sắc, chẳng những trên sách vở mà còn
luôn luôn mang trên người. Vậy sau đây ta thử xem cách cấu trúc của
chiếc áo dài xưa:
* Phía trước có hai tà (hay hai vạt), phía sau hai tà, tượng trưng cho
tứ thân phụ mẫu (cha mẹ chồng, cha mẹ vợ).
* Năm hột nút nằm cân xứng trên năm vị trí cố định, giữ cho chiếc