Đến khi có món bánh thơm phức đặt lên đĩa là tớ nhớ từ, nhớ cả
cách dùng từ với số nhiều và nhớ luôn cả cách làm bánh nữa. Có
hôm khi ở lớp học về mix fruit, mẹ còn dạy tớ vừa làm vừa hát, tất
nhiên là những bài hát tự bịa ra rồi, miễn sao món “mix” của mình có
tên tiếng Anh của càng nhiều loại quả càng tốt. Nhìn chung tớ cực
thích cách học này, chỉ tội học một thời gian theo cách này tớ tăng
cân vù vù mà mẹ lại mệt phờ nên sau này, chỉ là những món ăn
tưởng tượng thôi. Tuy vậy cũng rất hấp dẫn, đúng không các ấy?
GAME 6: TÌM TỪ ĐỒNG NGHĨA, TỪ TRÁI NGHĨA
Chắc là các ấy biết khái niệm thế nào là “từ đồng nghĩa”, “từ trái
nghĩa” rồi đúng không. Đó là những từ mà có nghĩa giống nhau hoặc
trái ngược nhau. Ví dụ như ở tiếng Việt, từ “đẹp”, từ “xinh” là hai từ
đồng nghĩa với nhau. Và trái nghĩa với chúng sẽ là “xấu”. Tìm hiểu về
từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa thì hay cực kì. Tớ thường hay nhờ đến
“quyền trợ giúp” là bố khi muốn tìm những từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa
trong tiếng Việt. Bố cũng thường đố tớ những bài rất vui về từ đồng
nghĩa, từ trái nghĩa. Trong tiếng Anh, cũng có những từ trái nghĩa
(antonym) và từ đồng nghĩa (synonym), tuy nhiên, tớ nhận thấy,
chúng mình thường học từ mà ít khi để ý đến những từ đồng nghĩa,
từ trái nghĩa của chúng. Điều này sẽ làm hạn chế khả năng đọc hiểu
của chúng mình đấy bởi vì trong cách viết của người nước ngoài,
người ta rất hay dùng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. Tớ đã có lần ngồi
cắn bút trước những từ “rất lạ” nhưng khi tra nghĩa của chúng thì mới
ồ lên, hóa ra mình đã học những từ có nghĩa như thế này rồi. Để củng
cố về từ đồng nghĩa, tớ và mẹ khi tìm được những từ có nghĩa giống
nhau lại ghi ra một tờ giấy, ghi lộn xộn chứ không theo dòng kẻ đâu.
Vài ba hôm, khi thấy tờ giấy đã có vẻ nhiều nhiều từ là hai mẹ con lại
bắt tay vào việc phân loại. Lại “chen vai huých cánh”, xô đẩy huỳnh