lưu ý điều này, để duy trì hứng thú thì ấy phải biết cách vận dụng cho
vừa sức. Nếu ấy đặt từ mới vào một câu mà ấy chưa nắm vững ngữ
pháp, các từ còn lại cũng xa lạ với ấy thì kết quả không như mong
đợi, anh thủ kho tiềm thức sẽ chẳng nhận từ mới của ấy đâu và lần
sau ấy sẽ nản khi gặp các từ khác. Bạn thân mến, đã bao giờ ấy gặp
trường hợp này chưa: Ấy đang giải một bài toán, chật vật mãi mà vẫn
“bí”, ấy không thèm nghĩ đến nó nữa và bỏ đi chơi. Hôm sau ấy giở ra
vẫn bài toán cũ và kì lạ thay, lần này ấy giải ngon ơ. Những tình
huống như vậy không chỉ có ở chúng ta mà ngay cả các nhà khoa học
vĩ đại như Newton, Acsimet khi tìm ra định luật vạn vật hấp dẫn hay
định luật sức đẩy của nước cũng trong những hoàn cảnh như vậy.
Đến đây thì chúng ta có thể khẳng định rằng, khi ấy kết thúc một
công việc nào đó, cái gọi là tiềm thức của ấy vẫn làm việc, tiếp tục
làm việc. Nó đã thực hiện một công việc khổng lồ, nó dường như sục
sạo trong kho lưu trữ của ấy, khi thì để giải bài toán, khi thì để ấy nhớ
một từ tiếng Anh. Vui quá phải không các ấy? Và tớ đã tận dụng điều
này, trước khi đi ngủ hoặc khi chuẩn bị chìm vào giấc ngủ, tớ thường
lướt qua trong đầu những từ tiếng Anh vừa học, những bài đọc tiếng
Anh dài ngoằng với rất nhiều từ khó, những câu hát tiếng Anh, lẩm
nhẩm thôi, thật yên ắng và thật dễ chịu, tớ chìm vào giấc ngủ, bàn
giao công việc cho anh bạn thủ kho tiềm thức tận tuỵ. Đến đây thì các
ấy đã hiểu vì sao tớ lại nói là Học trong lúc ngủ rồi chứ?
Nhưng không phải cứ suy nghĩ hoặc ám ảnh về các bài học thì tiềm
thức mới làm việc đâu, các ấy biết không, giải trí tốt sau khi làm việc
cũng giúp tiềm thức hoạt động đầy đủ. Sau những giờ học tiếng Anh,
tớ thường đá bóng, lúc thì đá bóng giấy, lúc thì đá bóng nhựa, có khi
cả... bóng bay cũng đem ra để đá, rồi đi bộ, leo cầu thang, lau nhà,
phơi quần áo... Tất cả những việc gì mẹ tớ nhờ. Mà mẹ tớ thì lại hay