TÔI GIẢI MÃ TÔI - Trang 21

12

Đương nhiên là trong những tình huống này, để xử lý được, Tôi

phải đi thu thập cho mình những hiểu biết cần thiết (không tính
trường hợp nhờ người khác xử lý). Nhưng đó là Tôi đã làm cho hiểu
biết của mình không còn bằng không rồi. Ở đây muốn hỏi là Tôi vẫn
không đi thu thập gì cả, Tôi vẫn ở trong tình trạng hiểu biết bằng

không như vậy, thì trong tình trạng như vậy, Tôi có thể suy nghĩ và xử
lý vấn đề được không ?

Đương nhiên, đương nhiên câu trả lời là, là hoàn toàn không. Vì

sao ? Vì trong trường hợp hiểu biết bằng không này, suy nghĩ của Tôi
không có cái gì để dựa vào cả.

Ví dụ như Tôi không biết gì về cờ vua cả. Cho nên, khi nhìn vào

các con cờ, Tôi sẽ không hiểu ý nghĩa của nó là gì, nó di chuyển như
thế nào, luật chơi như thế nào, khi nào thắng, khi nào thua, …. Nói
chung là lúc này suy nghĩ không thể xác định được vấn đề đang đối
diện là cái gì, là như thế nào, phải ứng xử ra làm sao, …. Có thể nói
trong trường hợp này, suy nghĩ đã bị “vô hiệu hóa” (tức năng lực suy
nghĩ vẫn còn đó nhưng nó không thể thể hiện được chức năng). Nói
theo ngôn ngữ bình dân là suy nghĩ bị “đứng hình”.

Như vậy là nếu không có hiểu biết thì suy nghĩ của Tôi không thể

làm việc, không thể giúp gì cho Tôi cả. Điều này có nghĩa là gì ?

Điều này có nghĩa là suy nghĩ không thể thiếu hiểu biết. Nếu không

có hiểu biết, không có cái để dựa vào thì suy nghĩ không thể làm được
gì cả. Phải có hiểu biết, phải có cái để dựa vào thì suy nghĩ mới có thể
làm việc được. Giống như là đôi mắt không thể thiếu ánh sáng. Nếu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.