TÔN TỬ BINH PHÁP - Trang 30

• Giao thông được bốn nước đó là đất ngã tư ;
• Đã vào sâu rồi đoa là đất khó lui ;
• Mới vào cạn đó là đất dễ lui ;
• Mặt sau hiểm trở không lui được, mặt trước có đèo ải khó qua,đó là ở đất
vây bọc
• Không có lối thoát đó là ở đất chết kẹt ;
Bởi thế cho nên :
• Ở đất ly tán ta thống nhất ý chí của ba quân ;
• Ở đất dễ lui ta cho ba quân đi liền nhau vì đó đồn chấn giữ liền nhau ;
• Ở đất tranh giành ta đem quân đánh vào lưng địch
• Ở đất giao thông ta giữ gìn cẩn thận
• Ở đất ngã tư, ta củng cố tình giao hảo với các nước chư hầu
• Ở đất vào sâu (khó lui) ta lo chu cấp đều dặn lượng thực cho quân sĩ
• Ở đất chết kẹt ta cho sĩ tốt biết rằng không thể sống còn
• Ở đất vây bọc ta cho bít chỗ hở
• Ở đất khó đi lại ta đi qua khỏi cho gấp rút
Cho nên tình trạng việc binh phải như sau :
• Bị vây thì phải chống cự
• Cực chẳng đã nên phải đánh
• Bị địch bức bách quá nên phải tuân lệnh tướng súy
• Không biết được mưu kế của chư hầu thì không tính trước việc kết giao.
• Không biết hình thế núi rừng, đầm lầy hiểm trở như thế nào thì không thể
hành quân.
• Không dùng kẻ hướng đạo thì không thể lấy địa lợi.
Trong những điều đấy không biết một thì không đáng gọi là binh của bậc
bá vương
Binh của bậc bá vương hễ đanh nước lớn nào thì khiến cho binh của họ
không thể tụ hợp được, uy hiếp địch đến nỗi các nước khác không giám đến
kết giao với địch.
Bởi thế cho nên không cần tranh giành việc kết giao với thiên hạ, không
cần bồi đắp quyền thế của mình đối với thiên hạ, chị tin cậy thực lực riêng
của mình để uy hiếp địch quốc nên có thể đánh lây thành của họ. Nên ban

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.