Lão Tử nói: “Người cực khôn khéo mà làm ra vụng về”, cũng như câu "đại
trí nhược ngu". Người đi săn thường học tiếng heo kêu rồi tự giả làm heo
để nhử con hổ.
Đối với kẻ thù, ta hãy giả ngu như một con heo, trên bề mặt cái gì cũng
thuận chịu, lúc nào cũng cười, lúc nào cũng cung kính để cho địch mất hết
nghi âm. Chờ thời cơ chín, tìm thấy chỗ nhược của kẻ thù mà đập đòn sấm
sét.
- Dùng việc không gì quan trọng bằng bí mật.
- Hành động không gì quan trọng bằng thừa lúc bất ý.
- Dò xét không gì quan trọng bằng làm cho địch không hay biết.
- Bên ngoài ra vẻ loạn mà bên trong rất có cơ ngũ.
- Tỏ ra đói mệt nhưng thật là no khỏe.
- Làm ra ngu xuẩn nhưng rất tinh tường.
Những câu trên đây chính là căn bản lý luận của kế "Ban chư ngật hổ" vậy.
21. Quá kiều trừu bản (Qua cầu rồi phá cầu)
"Quá kiều trừu bản" là qua cầu rồi thì phá cầu, ý nói một người sau khi đã
thành công, muốn hưởng thụ một mình nên giết hại hoặc xa lánh những
người bạn đã đồng lao cộng khổ với mình.
Kế "Quá kiều trừu bản" thường trái ngược với kế "Ban chư ngật hổ". Qua
cầu cất nhịp là lúc đắc thời đắc thế đem thuộc hạ ra mà khai đạo. Còn giả
tiếng heo là kế áp dụng giữa lúc ở vào thế kẹt.
Đứng trên lập trường đạo lý thì cất nhịp cầu là một hành động vong ân bội
nghĩa.
Lưu Bang nổi danh là người qua cầu cất nhịp lớn nhất trong lịch sử. Lúc
Lưu Bang hàn vi còn đi ăn cắp gà, thôi thì Bang nói đủ các điều ngon ngọt
dễ nghe để tựu chúng lập đảng. Đến khi nên cơ nghiệp rồi, lo việc củng cố
quyền thế, Lưu Bang chẳng ngại gì hết, đổi lại thái độ, nghi ghét triều thần.
Người thứ nhất mà Lưu Bang lôi chém là Hàn Tín, rồi đến Bành Việt, Anh
Bố, bỏ tù Tiêu Hà, Trần Hi, Phàn Khoái.
Trương Lương thấy họa chẳng chóng thì chày cũng đến với mình, nên bỏ
trốn lên rừng học đạo tu tiên.
22. Liên hoàn kế (Kế móc nối nhau)