Kế "Phủ để trừu tân" là bớt lửa dưới nồi, ý nghĩa là giải quyết trên căn bản
một vấn đề, chủ ý không cho nó phát ra (bớt lửa cho nước khỏi trào).
Khi có một việc đã bùng nổ ra rồi thì tìm cách làm cho nó dịu đi, không để
nó tiếp tục ác liệt.
Chỗ diệu dụng kế "Phủ để trừu tân" là không nghe thấy tiếng, không nhìn
thấy hình, vô cùng như trời đất, khó hiểu như âm dương, khiến cho kẻ thù
rơi vào kế của mình mà họ không biết.
Không kể tình trường, chiến trường hay thương trường, kế "Phủ để trừu
tân" lúc nào cũng là kế rất âm độc, lớn mang hiệu quả lớn, nhỏ có hiệu quả
nhỏ.
Ở tình trường, anh chàng kém vế thường o bế song thân hoặc anh em của
đào, hơn là tấn công chính nàng!
Ở chiến trường, kế "Phủ để trừu tân" lại càng dày đặc, giăng mắc như mạng
nhện.
28. Sát kê hách hầu (Giết gà cho khỉ sợ)
"Sát kê hách hầu" nghĩa đen là giết con gà cho con khỉ sợ.
Theo truyền thuyết dân gian, con khỉ rất sợ trông thấy máu, cho nên khi
người ta muốn dạy khỉ, trước hết họ giết một con gà, bắt con khỉ nhìn thấy
đống máu bê bết rồi mới bắt đầu giáo hóa. Lúc bắt khỉ cũng thế, người ta
vặn cổ con gà cho nó kêu lên những tiếng ghê rợn, khiến cho khỉ bủn rủn
chân tay thì đến bắt.
"Sát kê hách hầu" có tác dụng lớn, làm cho các vụ mới nở ra trong trứng
nước bị rơi vào cảnh bối rối, sợ sệt.
29. Phản gián kế (Dùng kế của đối phương để quật lại)
"Phản gián kế" là dùng người của đối phương lừa dối đối phương, dùng kế
địch lừa địch.
Tôn Tử nói: “Biết mình là biết thực lực và nhiệm vụ của mình. Biết người
là biết thực lực và ý đồ của địch. Biết mình thì tương đối dễ hơn biết người.
Cho nên muốn biết người thì phải dùng gián điệp”.
30. Lý đại đào cương (Đưa cây lý chết thay cây đào)
"Lý đại đào cương" là đưa cây lý chết thay cho cây đào.
Người lớn làm họa, bắt người bé chịu tội thay. Có rất nhiều kẻ tác gian