Thư thuộc nước Sở lập công lớn được Ngô Vương ban thưởng.
- Lần chỉ huy thứ hai: Theo lệnh của Hạp Lư, năm 511 trước công
nguyên, Tôn Vũ lại thống lĩnh ba quân cùng Ngũ Tử Tư, Bạch Hỷ đi chinh
phạt nước Sở bởi lý do "Sở Vương từ chối không chịu trao thanh bảo kiếm
Trạm Lô cho Hạp Lư". Dưới quyền chỉ huy của Tôn Vũ quân Ngô đánh hai
trận thắng cả hai, chiếm gọn 2 xứ Lục và Tiềm thuộc đất Sở.
- Lần chỉ huy thứ ba: xảy ra vào năm 510 trước công nguyên, lúc này
giữa nước Ngô và nước Việt lần đầu tiên xảy ra cuộc chiến tranh quy mô
lớn mà sử sách còn ghi lại đó là cuộc "Đại chiến Huề-Lý". Trong cuộc
chiến này lần đầu tiên Tôn Vũ đưa ra cách dụng binh "Quý hồ tinh bất quý
hồ đa" trong đánh trận do vậy chỉ với 3 vạn quân với phép dụng binh tài
tình của Tôn Vũ đã đánh bại 16 vạn quân nước Việt.
- Lần chỉ huy thứ tư: Vào năm 509 trước công nguyên xảy ra cuộc "đại
chiến Dự Chương" giữa hai nước Ngô và Sở. Khi đó vua Sở sai con trai là
công tử Tử Thương và công tử Tử Phàm dẫn đại quân tiến đánh nước Ngô,
nhằm báo thù nỗi nhục mất đất năm xưa. Một lần nữa Ngô Vương Hạp Lư
lại giao cho Tôn Vũ cầm quân chống giặc. Lần này Tôn Vũ khôn khéo
vòng tránh đội quân chủ lực của công tử Thường, dùng lối đánh vu hồi tập
kích doanh trại bắt sống công tử Phàm, quân Sở từ thế mạnh, chuyển sang
yếu cầm cự chưa đầy một tháng phải rút chạy về nước.
- Lần chỉ huy thứ năm: Vào ngày 18-11-506 trước công nguyên, 2 nước
Ngô-Sở một lần nữa xảy ra chiến tranh, sử sách gọi đây là "cuộc chiến
Bách Cử". Đây là cuộc chiến lớn nhất trong lịch sử 2 nước. Lần này quân
Sở huy động 25 vạn quân tiến đánh nước Ngô, khí thế báo thù rất sôi sục.
Theo kế của Tôn Vũ và Ngũ Tử Tư, vua Ngô bí mật liên kết với 2 nước
nhỏ là Đường và Thái làm thành liên minh chống Sở. Khi tác chiến, Tôn
Vũ triệt để lợi dụng địa hình thuận lợi của 2 nước "đồng minh" để triển
khai chiến thuật "Khống chế chính diện", "Tập kích vu hồi mạn sườn" của
mình. Sau 5 lần giao chiến với quân Sở, Tôn Vũ đều giành thắng lợi. Cuối
cùng 3 vạn quân Ngô đã phá tan 25 vạn quân Sở tiến vào kinh đô nước Sở
buộc Sở vương phải tháo chạy.
Với 5 trận đánh "để đời" này, uy danh và tài thao lược quân sự của Tôn Vũ