Chuyện lẩu cá kèo
Những điều Tony viết lên, mọi người tưởng là các bài học đạo
đức, chứ thực ra không phải, đó chỉ là cái văn minh nhân loại.
Nhiều bạn nhiễm mấy cái thói phi văn minh, nhưng mọi người
xuề xòa bỏ qua, càng ngày càng hết thuốc chữa.Đầu tiên là nói
dối.Tony ghét cay ghét đắng cái thói này. Phải từ bỏ ngay, lớn lên
quen cái thói dối trá đó thì sẽ khổ. Trung thực thiệt thà không có
thua thiệt đâu, chỉ là bất lợi chút ít trong một giai đoạn ngắn. Về
lâu dài, thói quen trung thực giúp mình nhiều thứ, đặc biệt là lòng
tin và tình cảm của người khác. Người ta tin và thương thì làm gì
cũng dễ. Nói dối phải kèm với trí nhớ siêu việt. Vì phải nhớ hết
mọi thứ đã từng nói để cho khớp. Chi cho mệt vậy, dành trí nhớ đó
cho ngoại ngữ, cho việc đọc những áng văn đẹp, những dòng thơ,
những bản nhạc tuyệt vời, cho công việc chuyên môn có phải hay
hơn không. Bạn Tony làm ở đại sứ quán Mĩ tại Trung Quốc, nó nói
trừ trường hợp những người bị coi là có nguy cơ ở lại cao nên
thườngbị đánh trượt, các trườnghợp khác được cấp visa hay không
chủ yếu dựa vào sự trung thực của người phỏng vấn. Nhìn cái
tướng đi, cái mặt, cái miệng, cái ánh mắt...là tao biết đứa nói dối,
hỏi vài câu cho vui, nó đóng tiền cả trăm đô để phỏng vấn không
lẽ không hỏi câu nào? Nó phỏng vấn năm lần tao đánh rớt cả năm.
Nhiều bạn dù có thư mời nhập học của trường uy tín bên nước
ngoài, hay cầm một đống giấy tờ chứng minh sở hữu nhà đất
nhưng lãnh sự vẫn không cấp visa. Nguyên nhân là bệnh nói dối
đã ăn vào máu, nói một câu ra là phải có cái gì đó không sự thật mới
chịu được. Nhiều công ty phỏng vấn nhân sự cũng vậy, họ hỏi:
“Bạn có bao giờ nói dối không”. Và có công ty yêu cầu duy nhất
là: “Bạn lỡ nói dối trong quá khứ rồi, nhưng khi vô đây, bạn có
đồng ý và thể là sẽ chấm dứt hành vi hạ đẳng đấy không, nếu