xoài cũng không được. Nhưng trường Y năm đó cứ 26 điểm là nhận,
và thực ra cũng có cái kiểm tra sức khỏe sơ sài trước khi nhập học,
nhưng không ai biết nó thấy máu là sợ. Nếu nó tốt nghiệp và
làm bác sĩ, giỏi lắm thì chỉ ở mức “hoàn thành công việc” chứ
không có thăng hoa hay xuất sắc được, vì trời sinh ra nó không
phải làm thầy thuốc. Hồi 18 tuổi, nó cũng không biết thích cái
gì, đến khi gần lúc tốt nghiệp đại học thì mới biết, nó nói con
biết vậy ngày xưa con thi kinh tế, giờ con chữa cháy bằng cách
con sẽ đi làm trình dược viên bán thuốc tây cho mấy hãng dược
phẩm. Thằng Tí thằng Tèo chỉ là hai trong “n” đứa 17,18 tuổi
hoang mang trước ngã rẽ học cái gì để bước vào đời đây. Cả cha mẹ,
thầy cô cũng đau đầu, và cứu cánh duy nhất của họ là xem
ngành nào có thể có việc làm sau khi tốt nghiệp. Hóa ra, như vậy,
việc học, việc chọn nghề là căn cứ vào nhu cầu tuyển dụng lao
động chứ không phải từ thực tế của mỗi cá nhân. Điều này vô
cùng nguy hiểm vì nhu cầu sẽ thay đổi sau thời gian, ví dụ năm
2008 nếu chọn ngành chứngkhoán thì nghĩ sẽ có việc làm ngon,
nhưng năm 2012 tốt nghiệp thì mới biết là ngành này không có ai
có nhu cầu nhận nhân Viên mới nữa.
Vậy giải pháp là cái gì? Tony may mắn đi nhiều nên thấy Có một
số cái có thể chia sẻ với các anh chị, hi vọng là anh chị sẽ giúp các
cháu chọn ngành thật tốt qua cuốn sách này. Còn một số anh chị
cũng nói thôi thấy “con người ta” thất nghiệp quá trời, nên anh
chị không cho con mình học nữa, cho đi làm luôn. Tony ngạc nhiên
vô cùng, vì thể loại 18 tuổi mà có thể đi làm, nó sẽ không để cha mẹ
nó quyết định việc có học nữa hay không. Còn thể loại 18 tuổi mà
không biết mình thích gì, không biết mình đam mê gì, có thế
mạnh và điểmyếu gì, thìphải đi học, VÌ LÀM GÌ ĐƯỢC? Trừ khi
nhà quá nghèo không có tiền, hoặckhả nănghọckhông nổi (tức thi
rớt), số còn lại thì có đậu đại học thì làm ơn đi học giùm. Học theo
hướnghiểu vấn đề để có thể ứng dụng chứ không phải chỉ vì điểm