sủa, có mấy con còn chạy sang lều Trần Trận để xem cho rõ thực hư và
chuẩn bị chi viện. Chỉ có Nhị Lang vui vẻ đến ben sói con liếm đầu nó rồi
nằm xuống bên cạnh nghe nó hát. Con Vàng và con Ilưa giận dữ trừng mắt
nhìn sói con. Lúc này, sói con từng ăn ở cùng lũ chó ba bốn tháng trời,
bỗng không khảo mà xưng, hiện nguyên hình là sói chứ không phải là chó,
hoàn toàn giống những con sói hoang dã vừa khẩu chiến với đàn chó. Con
Vàng và con Ilưa thấy chủ vuốt ve con sói thì chỉ bực chứ không dám can
thiệp. Mấy con chó nhà hàng xóm thấy cảnh chung sống hoà bình giữa
người, chó và sói thì không hiểu đầu cua tai nheo ra sao, chỉ giương mắt
nhìn nghi hoặc, không hiểu rốt cuộc là sói hay là chó. Chúng ngoẹo đầu
nhìn con vật cổ quái hồi lâu rồi lặng lẽ bỏ đi.
Trần Trận ngồi xổm bên con sói nghe nó tru, quan sát tỉ mỉ từng
động tác tru của nó. Cậu nhận thấy khi bắt đầu tru, con sói hếch mũi lên
trời. Cậu hân hoan thưởng thức dư âm mượt mà lan xa mãi, chẳng khác con
lợn biến ló cái mũi dài lên mặt biển lặng, tạo nên những gợn sóng lan ra tứ
phía. Trần Trận chợt hiểu, con sói hếch mũi lên trời là để sóng âm đi xa, chỉ
có chĩa thẳng mũi lên trời mới khuếch tán được sóng âm đều khắp cả bốn
phương tám hướng dòng họ nào cũng nghe thấy. Tiếng tru như khóc và âm
thanh kéo dài là sự sáng tạo của sói để thích ứng với thực tiễn sinh tồn và
dã chiến trên thảo nguyên. Sói thảo nguyên tiến hoá hoàn mỹ như thế,
thành công như thế, xứng đáng là kiệt tác của Tăngcơli (Trời). Tù và của kỵ
binh thảo nguyên, đầu thoát hơi cũng chĩa thẳng lên trời. Âm thanh kéo dài
và động tác chĩa tù và lên trời hoàn toàn giống sói. Chẳng lẽ đây là sự trùng
hợp ngẫu nhiên? Xem ra người thảo nguyên cổ xưa nghiên cứu rất sâu
nguyên nhân vì sao âm điệu và tư thái của sói phải như thế. Sói thảo
nguyên đã dạy cho người thảo nguyên khá nhiều bản lĩnh.
Trần Trận máu nóng sục sôi trong huyết quản. Trong hoàn cảnh du
mục nguyên thuỷ, ở một nơi tận cùng của thảo nguyên Nội Mông trước đây
chưa hề in dấu chân người mà cậu có thể vỗ lưng con sói nghe nó hát. Ngồi
kề bên con sói để nghe tiếng tru thì quả là rõ, mềm mại, tròn trĩnh, trơn tru
và trong vắt, tuy vẫn theo tiêu chí của tiếng tru, nhưng tuyệt nhiên không
chút bi thương. Trái lại, sói con tỏ ra hưng phấn lạ thường, nó vô cùng xúc