Thằng bé tóc vàng sững sờ, ngẩng mặt lên nhìn. Đêm hôm đó, Lục Kiều
Kiều đặt tên cho thằng bé tóc vàng là An Long Nhi.
Sáng sớm hôm sau, Lục Kiều Kiều thức dậy, hút xong hai cữ thuốc, đã
cơn nghiền, liền bôi son trát một lớp phấn thật dày, vận chiếc áo khoác
màu lục thêu hoa đỏ sẫm, tinh thần lâng lâng, dắt An Long Nhi ra khỏi
nhà. An Long Nhi đi theo sau Lục Kiều Kiều, một tay xách một chiếc
làn, trong làn có ấm trà và chén trà, hạt dưa, hoa quả, tay kia giương
chiếc ô tây
che cho Lục Kiều Kiều.
Lục Kiều Kiều không quay đầu lại, hỏi thằng bé: Có nhớ tên mình giờ là
gì không?”
An Long Nhi trả lời: "Dạ nhớ. Là An Long Nhi.” Lục Kiều Kiều lại hỏi:
“Có nhớ mình là ai không' An Long Nhi trả lời: “Cháu là cháu cô, cô là
cô cháu.”
“Cô là thế nào?” Đồ đạc đều nằm trong tay An Long Nhi, Lục Kiều Kiều
chỉ cầm chiếc quạt tròn bằng the mỏng và một chiếc túi thơm, xưa nay
cô chưa từng được rảnh tay như vậy bao giờ, nên tâm trạng rất phấn
khởi.
“Cô tức là em ruột của bô' cháu.” An Long Nhi theo sau Lục Kiều Kiều,
tò mò quan sát đường phô' Tây Quan.
An Long Nhi theo Sái Tiêu mãi võ, chỉ ra vào phía Đông thành Quảng
Châu, chưa từng đến Tây thành, hằng ngày ra khỏi nhà, đi qua đi lại
cũng chỉ có mười tám cái chợ thường đến, gặp ngày mưa không mở gánh
thì một tháng cũng ra khỏi nhà tầm hai mươi ngày, đã quen nhìn dân cư
thật thà cục mịch và quân doanh quan phủ ở phía Đông thành, giờ mới
biết Tây thành còn có ngõ liễu tường hoa lòe loẹt xanh đỏ, và rất nhiều
cô gái xinh đẹp hiếm khi được gặp ở Đông thành, nó trông đến hoa cả
mắt.
Lục Kiều Kiều như thường ngày, hễ ra khỏi cửa là đi tới ven đầm Bạch
Nga. Cô đến chỗ thuyền hoa xếp hàng rợp mắt ồ ven sông, đi ra chỗ gốc
cây đa có nhiều chị làm thuê ở đợ đang tụ tập.
Những người này đều làm thuê ở các chôn phong nguyệt, Lục Kiều Kiều
rất quen thuộc với họ. Những người làm công này khác hẳn với họ.