nghiên cứu hoặc học giả nào cũng không tránh khỏi nhiều lần lúng túng khi
đem một sự kiện đối chiếu với nhiều tác giả khác nhau, dưới những góc độ
khác nhau. Có thể nói không một cuốn sách nào viết về lịch sử và chiến
tranh Việt Nam được coi là hoàn hảo vì không thể nào có một sự thật trọn
vẹn cho chiến tranh Việt Nam, dù được nhìn vô tư tới đâu chăng nữa, dưới
bất cứ góc cạnh nào đi nữa.
2.
Là một người đọc bình thường, tôi vô cùng cám ơn Anthony Grey trong
nguyên bản Saigon và Nguyễn Ước trong Trăng Huyết. Như tôi đã trình
bầy ở đoạn trên, không thể tìm thấy sự thật tuyệt đối của lịch sử Việt Nam
nơi các tác phẩm nghiên cứu của các học giả cũng như nơi các cuốn hồi ký
của những người từng thao túng vận mệnh Việt Nam trong suốt thế kỷ 20.
Tuy thế, người đọc có thể đi tìm những sự thật tương đối của lịch sử nơi
một tác phẩm văn chương. Tác phẩm văn chương đó chính là Saigon của
Anthony Grey, và đặc biệt là Trăng Huyết với phần đóng góp của Nguyễn
Ước vào tác phẩm gốc Saigon. Chính trong hai tác phẩm ấy người ta thấy
được trong thế kỷ vừa qua, không một dân tộc nào chịu đau khổ vì chiến
tranh nhiều tới độ như dân tộc Việt Nam đã chịu.
Thử kiểm điểm lại những cuộc chiến mà người Việt phải hứng chịu trong
thế kỷ 20: Ðể giành quyền sống dưới ánh mặt trời, dân tộc Việt phải đứng
lên hất đổ ách đô hộ của người Pháp. Suốt một thế kỷ ròng rã, máu của dân
Việt đã chảy lênh láng trên núi trong rừng, xác của người Việt đã trôi đầy
sông ra tới biển để rồi năm 1954, trước khi người Pháp xuống tầu về nước,
họ đã để lại một vết dao cắt đứt ngang mình nước Việt. Ðể hàn gắn vết
thương ấy, dân Việt khai diễn một cuộc chiến khác giữa miền Bắc được
chống lưng bởi thế giới Cộng Sản với đối thủ miền Nam được hậu thuẫn
bởi khối Tư Bản.
Hai thế kỷ trước đó, nước Việt cũng đã một lần bị chia hai, nhưng chiến
tranh Trịnh Nguyễn chỉ là tranh chấp giữa nội bộ dân tộc vì thế nó không
thể tàn nhẫn, khốc liệt và chết tróc nhiều tới độ như cuộc chiến Nam Bắc
vừa qua, với những thế lực ngoại cường thúc đẩy phía sau lưng của hai nửa