TRẠNG NGUYÊN VIỆT NAM - Trang 102

100

Năm Bính Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 27

(1496) vua Lê Thánh Tông mở khoa thi Đình.
Nghiêm Viên lều chõng ứng thi. Ở khoa thi này, các
quan chấm thi lấy 43 người trúng cách. Nhưng khi
đưa các vị trúng cách lên điện, vua nhìn dung mạo
của các tân khoa rồi chỉ lấy đỗ 30 tiến sĩ.

Ngày thi Điện, hai quyển thi của Nghiêm Viên

và một tân khoa nữa có điểm số ngang nhau, xem đi
xem lại thì thấy mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn
mười. Vua Lê Thánh Tông phân vân không biết nên
chọn ai đậu Trạng nguyên, ai đậu Bảng nhãn.

Chợt nhớ đến giấc mơ đêm trước, vua nhìn thấy

một con hổ ăn đầu người. Vốn là một vị nguyên soái
Hội Tao đàn “Nhị thập bát tú”, rất giỏi thi thư, văn
chữ, vua Lê Thánh Tông cho rằng chữ Viên (con
khỉ) và chữ Hổ có nét giống nhau, âu là điềm trời
báo trước chăng? Nghĩ vậy, vua bèn lấy Nghiêm
Viên đậu Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh
(Trạng nguyên). Sau đó, vua cải tên cho Nghiêm
Viên thành Nghiêm Viện để tránh điềm gở trong
giấc mơ kia. Lại thấy Nghiêm Viện dung mạo uy
nghi, tuấn tú, vua bèn gả công chúa cho ông, đợi sau
ngày tân Trạng vinh quy bái tổ sẽ thăng quan tước.

Nhưng tiếc thay, vị Trạng nguyên trẻ tuổi, vị

phò mã tài hoa chưa kịp một ngày làm quan thì đã
qua đời. Nghiêm Viện chẳng may trúng độc mà chết
khi ông về vinh quy bái tổ quê nhà...

Từ kinh đô cho tới dân gian, ai biết tin ấy cũng

đều ngậm ngùi thương tiếc.

101

TRẠNG NGUYÊN ĐỖ LÝ KHIÊM

(? - 1510)

Đỗ Lý Khiêm người làng Ngoại Lãng, huyện Thư

Trì, trấn Sơn Nam (nay là xã Song Lãng, huyện Vũ

Thư, tỉnh Thái Bình). Ông còn có tên là Đỗ Lý Ích.

Đỗ Lý Khiêm đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Mùi

niên hiệu Cảnh Thống thứ 2 (1499), đời vua Lê Hiến

Tông. Sau khi thi đỗ, ông ra làm quan, giữ chức Phó

đô ngự sử, năm 1510, được vua Lê cử đi sứ nhà

Minh. Nhưng tiếc là ông bị bệnh, mất trên đường đi.

Vua truy phong cho ông chức Đô ngự sử.

GIAI THOẠI

VỀ TRẠNG NGUYÊN ĐỖ LÝ KHIÊM

Khoa thi năm Kỷ Mùi (1499), Lý Khiêm đỗ Trạng

nguyên, làm quan đến chức Đô ngự sử. Khoa thi

sau, em ruột của ông là Đỗ Oánh cũng đỗ tiến sĩ, ra

làm quan trong triều, vì thế, người đương thời vẫn

truyền tụng nhau câu “Huynh đệ đồng triều”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.