TRẠNG NGUYÊN VIỆT NAM - Trang 128

126

tính thông minh thiên bẩm, lên 4 tuổi đã đọc kinh
truyện chính văn, lên 10 tuổi nổi tiếng là thần đồng.

Một lần Hoàng Nghĩa Phú theo cha đến thăm

quan huyện doãn Lê Đài. Quan huyện muốn thử trí
thông minh cậu học trò nhỏ, nên ra câu đối rằng:

Đa Sĩ nhất hạt nông đa ức hoặc Sĩ Đa.
Học trò nhỏ đáp lại:
Cực trị chi thời loạn cực tất nhiên trị cực.
Hai câu đối - đáp này ý tứ từng chữ đối lại nhau

quyết liệt và sâu sắc, thể hiện con người có tầm nhìn
xa trông rộng tài tình. Hai câu ấy đại ý như sau:

Quan huyện thì tự hào rằng: Khen cho quan

huyện, tóm quát mọi việc của cả một vùng, dân
cũng nhiều mà binh lính cũng lắm.

Học trò nhỏ thì chê rằng: Khổ cho sự chuyên

quyền, gây ra nhiều lộn xộn, sẽ dẫn đến trị lại
những quá đáng (ấy).

Nghe xong sự đối đáp khảng khái đầy trí tuệ,

quan huyện doãn kinh ngạc, không dám coi thường
cậu học trò nhỏ.

Năm 16 tuổi Nghĩa Phú dự thi Hương đỗ đầu,

năm 17 tuổi Nghĩa Phú vào kinh dự thi Hội trúng
Tam trường. Vì còn ít tuổi nên Nghĩa Phú được ở
lại Quốc Tử Giám học tập tiếp. Năm 20 tuổi Nghĩa
Phú được bổ đi làm Huấn đạo ở huyện Lệ Thủy.
Năm Hồng Thuận thứ 3 khoa Tân Mùi (1511),
Nghĩa Phú dự thi và đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập
đệ đệ nhất danh (tức Trạng nguyên) và được bổ

127

làm quan Hàn Lâm viện Hiệu lý. Đến đời vua Lê
Trang Tông, niên hiệu Nguyên Hòa thứ 2 (năm
Giáp Ngọ, 1534) sự nghiệp trung hưng của nhà Lê
bắt đầu, ông được bổ làm Giám sát Ngự sử Binh
bộ Tả Thị lang rồi thăng Đông các Đại học sĩ và
tiếp tục làm quan đến Tham tri Chính trị, Tham tri
Chính phủ, dự bàn các công việc của triều đình
nhà Lê trong sự nghiệp trung hưng đất nước.
Trong hoàn cảnh bắt đầu sự nghiệp trung hưng,
một mặt phải đánh dẹp nhà Mạc, một mặt phải ổn
định xã hội, thu phục lòng dân, Trạng nguyên
Hoàng Nghĩa Phú đã đem hết tài năng và trí tuệ
của mình phò vua vực nước.

Với tài học của quan Trạng nguyên, với con

người mang cốt cách của nhà Nho chính trực, ông
không bao giờ một mình vào triều yết kiến, nhưng
rất cung kính giữ nghiêm phép tắc triều đình, vì vậy
rất được nhà vua trọng dụng và được thăng tiến vượt
bậc không theo thứ tự. Vua nhà Minh cũng phải
dành những lời khen ngợi Trạng nguyên Hoàng
Nghĩa Phú là người thông thái.

Năm 1548, ông dâng sớ xin lui về nghỉ hưu, phải

ba lần khẩn khoản nhà vua mới chuẩn cho. Ông về
quê hương sống yên bình bên gia đình con cháu.
Cũng như cụ nội, ông và cha của mình, ông tận tụy
với nước, thương mến chúng dân, tuân theo di chúc
của cha, ông đã tặng lại cho nhân dân các làng Mạc
Xá, Đồng Hoàng, Đồng Dương, Làng Thị,... thuộc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.