Bốn phương lại động can qua ngất trời.
Quỷ ma từ đó đi đời,
Phụ nguyên trời đã định ngôi sẵn sàng
Chó mừng tân chủ rõ ràng
Nước non lại thấy huy hoàng một phen
Thanh bình muôn thuở rọi truyền
Từ đây con cháu Rồng Tiên hùng cường
Khuyên ai giữ vững cương thường,
Có tu ắt hẳn vinh xương ai bì
Còn nhiều duyên nữa lo chi
Mai đây anh kiệt đến kỳ gặp nhau
Việt nam lừng tiếng năm châu
Nói qua mấy chữ để sau suy lường.
Sơ Lược về Chúa Liễu Hạnh.
Liễu Hạnh là một trong bốn vị “Tứ bất tử” của truyền thuyết Việt Nam.
(Sơn tinh, Chữ Đồng Tử, Thánh Gióng, Bà Chúa Liễu). Vị bất tử thứ tư kể
trên đã trở thành tổ của một “Đạo Thờ Mẫu” được coi là một thứ tín
ngưỡng mang tính dân gian và tính Việt thuần túy nhất, so với các tôn giáo
có nguồn gốc “ngoại nhập” (Phật, Lão,Thiên chúa). Mẫu có một quê
hương, có một ngày giỗ, có cả lăng mộ hẳn hoi.
Tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ
Ngày 8 thánh 3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ Mẹ (Mẫu) Liễu Hạnh, ngày
lễ chính của Hội Phủ Giày, một lễ hội đông vui bậc nhất nước ta trước Cách
Mạng Tháng Tám mở đầu từ Tết kéo dài đến hết tháng ba. Người ta nói cái
tên Phủ giày bát nguồn từ sự tích chúa Liễu sau khi giáng trần làn thứ hai
đã tặng nhà vua đương thời (triều Lê) một đôi giày khi vua ghé thăm quê
hương trần thế của bà